Chủ Nhật, 05/05/2024 10:03:02 GMT+7

Tin đăng lúc 15-07-2023

Lượt xem: 489

Thị trường hàng hoá hôm nay ngày 15/7/2023 và nhìn lại tuần qua: Giá dầu và kim loại đồng loạt tăng

Thị trường hàng hoá hôm nay ngày 15/7/2023 và nhìn lại tuần qua giá dầu lên mức cao nhất kể từ ngày 25/4; giá kim loại bật tăng.
Thị trường hàng hoá hôm nay ngày 15/7/2023 và nhìn lại tuần qua: Giá dầu và kim loại đồng loạt tăng
Dầu thô và kim loại có một tuần tăng giá

Giá dầu tăng cao

 

Theo Sở Giao dịch hàng hoá Việt Nam (MXV), kết thúc tuần giao dịch ngày 03/07 – 09/07, dầu thô ghi nhận tuần tăng giá thứ 2 liên tiếp, lên mức cao nhất trong vòng một tháng qua. Cụ thể, giá dầu WTI tăng 4,56% lên 73,86 USD/thùng và giá dầu Brent chốt tuần tại mức giá 78,47 USD/thùng, cao hơn 4,06% so với tuần trước đó.

 

Giá dầu giảm trở lại trong phiên giao dịch ngày 10/07 sau khi đạt mức cao nhất trong vòng 1 tháng qua, khi rủi ro vĩ mô vẫn tạo ra sức ép đáng kể cho đà phục hồi của giá. Cụ thể, dầu thô WTI chốt phiên ở sát vùng 73 USD/thùng, giảm 1,18% so với giá của phiên trước đó. Dầu Brent giảm gần 1% xuống còn 77,69 USD/thùng.

 

Đến ngày 12/7/2023, giá dầu thô tiếp tục xu hướng phục hồi mạnh mẽ, ghi nhận mức giá đóng cửa cao nhất kể từ cuối tháng 4 cho đến nay trong phiên giao dịch ngày 11/07. Nguồn cung tại một số quốc gia xuất khẩu hàng đầu có dấu hiệu thu hẹp, làm dấy lên lo ngại về tình trạng thâm hụt đã hỗ trợ trực tiếp cho giá dầu.

 

Kết phiên, giá dầu WTI tăng 2,52% lên mức 74,83 USD/thùng. Giá dầu Brent chốt phiên tại mức giá 79,40 USD/thùng, cao hơn 2,2% so với mức giá tham chiếu phiên trước đó.

 

Tiếp nối đà phục hồi trong phiên giao dịch ngày 12/07, giá dầu đóng cửa phiên tại mức giá cao nhất kể từ đầu tháng 5. Cụ thể, giá dầu WTI tăng 1,23% lên mức 75,75 USD/thùng. Dầu Brent vượt mốc 80 USD/thùng sau khi tăng 0,89%.

 

Phiên cuối tuần, dầu thô ghi nhận ngày tăng giá ngày thứ 3 liên tiếp, đưa giá dầu lên mức cao nhất kể từ ngày 25/4. Cụ thể, giá dầu WTI tăng 1,5% lên 76,89 USD/thùng và dầu Brent chốt phiên tại mức giá 81,36 USD/thùng, cao hơn 1,56% so với phiên trước đó. Trong đó, cả yếu tố cung cầu và vĩ mô đồng loạt thúc đẩy lực mua trên thị trường.

 

Báo cáo thị trường dầu thô tháng 7 của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) tiếp tục cho thấy thị trường sẽ thâm hụt mạnh giai đoạn cuối năm nay và hỗ trợ giá dầu.

 

Cụ thể, OPEC dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu thế giới năm 2023 sẽ cao hơn 2,44 triệu thùng/ngày so với năm 2022. Con số này cao hơn 90.000 thùng/ngày so với báo cáo trong tháng 6, chủ yếu do nhu cầu của Trung Quốc được điều chỉnh tăng trong quý II.

 

Giá kim loại tăng

 

Kết thúc phiên giao dịch ngày 12/07, sắc xanh chiếm trọn bảng giá các mặt hàng kim loại. Trên thị trường kim loại quý, giá bạc tăng 4,42% lên 24,31 USD/ounce, đánh dấu phiên tăng giá mạnh nhất kể từ ngày 4/4. Giá bạch kim chốt phiên tại 956,6 USD/ounce, tăng 2,6%, mức tăng mạnh nhất trong vòng hơn 1 tháng.

 

Cùng chung xu hướng với kim loại quý, nhóm kim loại cơ bản đồng loạt kết phiên trong sắc xanh. Giá hai mặt hàng chủ chốt là đồng COMEX và quặng sắt tăng lần lượt 2,31% và 3%, chốt phiên tại mức 3,85 USD/pound và 108,93 USD/tấn. Đồng COMEX đã có phiên tăng giá mạnh nhất trong vòng 1 tháng rưỡi trở lại đây.

 

Đến cuối tuần, sau dữ liệu lạm phát, đồng USD suy yếu mạnh kéo chỉ số Dollar Index giảm 0,75%, ghi nhận phiên giảm thứ 6 liên tiếp và lần đầu tiên trượt khỏi mức điểm 100 kể từ đầu tháng 4/2022. Điều này khiến cho chi phí mua dầu bớt đắt đỏ hơn, thúc đẩy lực mua và hỗ trợ giá kim loại, năng lượng tăng mạnh.

 

Đóng cửa, thị trường kim loại nối dài đà khởi sắc mạnh mẽ từ phiên trước đó với giá bạch kim dẫn dắt đà xu hướng, tăng 2,8% lên 983,4 USD/ounce, mức cao nhất trong hơn 3 tuần. Giá bạc tăng 2,63%, đưa giá giao dịch lên 24,94 USD/ounce, cao nhất trong hơn 2 tháng trở lại đây.

 

Nhà đầu tư cũng dành nhiều sự quan tâm đến thị trường đồng, khi mặt hàng này chốt phiên tăng 2,26% lên cao nhất trong hơn 1 tháng trở lại đây, sau gần 1 tháng diễn biến giằng co. Cùng với việc đồng USD sụt giảm làm tăng cơ hội giao dịch đồng, lực mua được củng cố trong bối cảnh lo ngại nguồn cung thu hẹp. Chính phủ Peru, quốc gia khai thác đồng lớn thứ hai thế giới, đã ban hành tình trạng khẩn cấp thêm 30 ngày đối với các khu vực phía nam của Apurimac, Cusco và Arequipa, nơi có tuyến đường vận chuyển đồng quan trọng từ các mỏ trọng điểm của Peru.

 

Giá cà phê giảm

 

Sau phiên bật tăng hơn 4% vào cuối tuần trước, giá Robusta tuần này giảm gần 2%. Tiến độ thu hoạch cà phê tích cực tại Brazil giúp nông dân nước này mạnh dạn hơn trong việc đẩy mạnh bán hàng, từ đó giảm bớt lo ngại khan hiếm nguồn cung trên thị trường.

 

Hiệp hội Những nhà Xuất khẩu Cà phê Brazil (CECAFE) cho biết, Brazil đã vận chuyển 34.485 bao cà phê Robusta loại 60 kg trong 7 ngày đầu tháng 07, cao hơn so với mức 15.792 bao trong cùng kỳ tháng trước.

 

Theo sát diễn biến giá Robusta, cà phê Arabica cũng giảm 0,65% so với tham chiếu. Sản lượng cà phê gia tăng trong tháng 06 tại Colombia góp phần gia tăng nguồn cung cho thị trường.

 

FNC cho biết, Colombia đã sản xuất 956.000 bao cà phê Arabica đã rửa sạch loại 60 kg trong tháng 6, tăng nhẹ 1% so với sản lượng cùng kỳ năm ngoái và cao hơn 18,6% so với sản lượng tháng 05. Sản lượng gia tăng là tín hiệu tích cực cho hoạt động xuất khẩu trong thời gian tới.

 

Theo Congthuong.vn


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang