Thứ Bẩy, 04/05/2024 04:57:14 GMT+7

Tin đăng lúc 25-11-2015

Lượt xem: 4005

Sở Kế hoạch & Đầu tư Hòa Bình: Hội nhập kinh tế và cơ hội hợp tác đầu tư

Hòa Bình là một tỉnh miền núi Tây Bắc, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 73 km; cách sân bay Nội Bài 93 km; cách Cảng biển Hải Phòng 170 km. Hòa Bình gồm có 7 dân tộc chung sống, trong đó dân tộc Mường chiếm 60%. Tỉnh có 10 huyện và 01 thành phố. Tổng diện tích đất tự nhiên là 4.662,5 km2. Trong đó, đất lâm nghiệp chiếm 51% (đất có rừng là 45,5%); đất sản xuất nông nghiệp 12%; đất nuôi trồng thủy sản 0,27%; đất phi nông nghiệp 12,32% và đất chưa sử dụng chiếm hơn 24%.
 Sở Kế hoạch & Đầu tư Hòa Bình: Hội nhập kinh tế và cơ hội hợp tác đầu tư
Ảnh tư liệu

Hòa Bình có khoảng 55 vạn người trong độ tuổi lao động. Số lao động được đào tạo chiếm gần 30%; tuổi lao động trung bình từ 22 đến 25 tuổi. Do có nhiều dân tộc chung sống, nên bản sắc dân tộc được thể hiện trong mọi lĩnh vực, nhất là thi đua lao động sản xuất vươn lên làm giàu. Những điều kiện tự nhiên về tiềm năng, nguồn nhân lực và văn hóa chính là những cơ sở ban đầu tạo điều kiện cho phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Chỉ tính đến hết tháng 6/2015, tình hình kinh tế, xã hội tiếp tục có bước chuyển biến tích cực. Đầu tư phát triển được đẩy mạnh. Thu ngân sách nhà nước tăng khá. Giá cả nằm trong tầm kiểm soát. Thị trường hàng hóa, các hoạt động dịch vụ phát triển mạnh. An ninh chính trị - xã hội được đảm bảo. Tốc độ tăng trưởng (GRDP) 6 tháng đầu năm (có tính Công ty Thủy điện Hòa Bình) ước đạt 8,6%, cao hơn so với chỉ tiêu kế hoạch cả năm 2015; cao hơn 2,04% so với cùng kỳ năm 2014; trong đó: Nông-lâm thủy sản tăng 4,4%; công nghiệp - xây dựng tăng 11,8%; dịch vụ tăng 7,4%. Tốc độ tăng trưởng GRDP ước đạt 7,3%; trong đó: Nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 4,4%; công nghiệp – xây dựng tăng 10,6%; dịch vụ tăng 7,4%.

 

Trước hết, Hòa Bình đưa ra việc lựa chọn danh sách các dự án đầu tư hợp lý trên địa bàn tỉnh. Đó là các dự án về công nghiệp, chế biến lâm sản, những dự án thuộc loại hình chủ đạo, quan trọng của nền công nghiệp trong tương lai của nhà nước như công nghệ thông tin, xe máy, viễn thông… Chính sách trải thảm đỏ mời chào các nhà đầu tư được lãnh đạo tỉnh Hòa Bình ban hành đem lại hiệu quả rất khả quan.

 

Cùng với thu hút đầu tư, Hòa Bình còn là tỉnh thực hiện sản xuất nông-lâm nghiệp, tiêu thụ sản phẩm hiệu quả. Sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm từng bước hồi phục, nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên liệu đầu vào của sản xuất ngày càng tăng cao. 6 tháng đầu năm 2015, chỉ số sản xuất công nghiệp ước đạt 8,85%, so với cùng kỳ 2014. Giá trị sản xuất công nghiệp không tính Công ty Thủy điện Hòa Bình ước đạt 4.495 tỷ đồng, tăng 18,18% so cùng kỳ, đạt 48,86% kế hoạch năm. Nếu tính cả Công ty Thủy điện Hòa Bình ước đạt 9.982,27 tỷ đồng, tăng 8,98% so cùng kỳ 2014, đạt 51,19% kế hoạch năm. Ngành công nghiệp chế biến tiếp tục có mức tăng trưởng khá, tập trung ở các ngành có thị trường xuất khẩu ổn định và tỷ trọng lớn như dệt may, da giầy, sản phẩm điện tử,… ngành sản xuất phân phối điện, khí đốt duy trì mức tăng trưởng ổn định; ngành khai khoáng tăng trưởng nhanh đạt 20,3%. Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu đều tăng cao.

 

Thương mại, giá cả và dịch vụ có mức tăng trưởng cao. Hàng hóa cung ứng trên thị trường phong phú, giá cả hợp lý đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầu năm đạt 7.630 tỷ đồng, đạt 49,13% kế hoạch năm, tăng 30,43% so cùng kỳ. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 6 ước tăng 1% so cùng kỳ. Kim ngạch xuất, nhập khẩu tăng trưởng khá. Giá trị xuất khẩu đạt 116,7 triệu USD, bằng 64,83% kế hoạch năm, tăng 86,55% so cùng kỳ. Nhập khẩu đạt 108,8 triệu USD, bằng 136% kế hoạch năm, tăng gần 1,8 lần so cùng kỳ. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng điện tử, may mặc và nông sản. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu máy móc, linh kiện, nguyên liệu đầu vào cho sản xuất điện tử và may mặc.

 

 
Kết quả giải ngân đến ngày 25/5/2015 về nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung 154,3 tỷ đồng, đạt 57,9% kế hoạch; chương trình CT 229 là 38,5 tỷ đồng đạt 59,2% kế hoạch; hỗ trợ đầu tư các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện 3,53 tỷ đồng đạt 39,2% kế hoạch; hỗ trợ hạ tầng du lịch 3,8 tỷ đồng, đạt 21,1% kế hoạch; nguồn vốn đầu tư nâng cấp hệ thống đê sông 14,3 tỷ đồng, đạt 62,2% kế hoạch; chương trình phát triển kinh tế – xã hội các vùng 78,9 tỷ đồng; chương trình mục tiêu Quốc gia 16,9 tỷ đồng,…

 

 

Toàn tỉnh có 8 khu công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung vào quy hoạch phát triển các KCN Việt Nam đến năm 2020. Khu công nghiệp Lương Sơn 230 ha; KCN bờ trái sông Đà 86 ha; Yên Quang 200 ha; Thanh Hà 300 ha; Mông Hóa 200 ha; Nam Lương Sơn 200 ha; Nhuận Trạch 200 ha; Lạc Thịnh 200 ha. Ngoài các KCN trên, tỉnh còn quy hoạch 17 cụm công nghiệp trên các địa bàn huyện, thành phố. Tại các KCN hiện nay đang có 43 dự án đi vào hoạt động. Tính đến 30/6/2015, trên địa bàn tỉnh có 408 dự án; trong đó có 30 dự án FDI với tổng vốn đăng ký là 464,1 triệu USD và 378 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký 44.448 tỷ đồng. Đến 30/6/2015, Hòa Bình có 109 doanh nghiệp, chi nhánh đăng ký thành lập mới với tổng số vốn 552,55 tỷ đồng.

 

Lợi thế lớn nhất là tỉnh miền núi nhưng tiếp giáp với Thủ đô; vừa là cửa vào vùng Tây Bắc. Tỉnh có nhiều khoảng sản đặc biệt là đá vôi thuận lợi cho phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng (xi măng). Nguồn lao động trẻ và dồi dào./. 

 

 Thanh Bình


| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang