Chủ Nhật, 28/04/2024 00:52:32 GMT+7

Tin đăng lúc 09-03-2018

Lượt xem: 2670

Sau du lịch, Đà Nẵng sẽ ưu tiên phát triển ngành công nghệ thông tin

Dù có đóng góp vô cùng hiệu quả cho nền kinh tế TP. Đà Nẵng nhưng ngành công nghệ thông tin, công nghệ phần mềm tại đây lại đang đứng trước thách thức lớn do chưa nhận được sự đầu tư tương xứng.
Sau du lịch, Đà Nẵng sẽ ưu tiên phát triển ngành công nghệ thông tin
Bí Thư Thành ủy Đà NẵngTrương Quang Nghĩa trò chuyện cùng doanh nghiệp tại Tọa đàm Mùa Xuân 2018 ngày 8/3

Trong cuộc gặp gỡ giữa lãnh đạo thành phố Đà Nẵng với hơn 500 đại diện doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn tại Tọa đàm Mùa Xuân vào ngày 8/3, ông Phạm Kim Sơn – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Phần mềm TP Đà Nẵng đã cho biết, công nghệ phần mềm (CNPM) là bộ phận không tách rời với công nghệ thông tin (CNTT). Doanh thu ngành CNTT của Đà Nẵng cách đây 17 năm gần bằng con số 0 thì hiện là trên 15 ngàn tỷ đồng tính đến cuối 12/2017, trong đó CNPM là gần 3000 tỷ đồng; riêng doanh số xuất khẩu phần mềm là gần 70 triệu đôla, so với năm 2016 xuất khẩu phần mềm đã tăng 50%.

 

Nhân sự lao động làm việc trong lĩnh vực CNPM năm 2003 vào khoảng 300 người, hiện nay là gần 10 ngàn người. Theo ông Sơn, những con số này nói lên thành tựu của thành phố trong hơn 10 năm qua đã hình thành 1 nền công nghiệp mới là công nghiệp phần mềm nằm trong công nghệ thông tin.

 

Tuy nhiên, với sự phát triển như vậy, ngành CNPM đang gặp thách thức rất lớn, trong đó, thách thức lớn nhất chính là không có hạ tầng đảm bảo sự tiếp tục phát triển sau giai đoạn 15 năm trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động. “Trong 10 năm qua, chúng ta không có bất kỳ đầu tư nào thêm về hạ tầng công nghệ phần mềm” - ông Phạm Kim Sơn nói.

 

Một số dự án đầu tư đã được đề ra nhưng lại không được hoàn thành trong gần 10 năm qua. Nhà đầu tư đã đến tìm hiểu cơ hội và thậm chí có nhà đầu tư đã mong muốn thực hiện dự án với quy mô 6.000 nhân lực trên địa bàn, hay có nhà đầu tư đã sẵn sàng bỏ ra gần 2.000 tỷ đồng cho dự án công nghệ phần mềm nhưng hạ tầng và lý do này nọ đều không thực hiện được.

 

“Chúng ta có chiến lược, kế hoạch phát triển trong 5-10 năm rồi dự án đề án phát triển TP thông minh; có dự án phát triển khu công viên phần mềm số 1, số 2 và một số dự án tư nhân… nhưng đến nay những thách thức cho CNPM vẫn còn nguyên”- ông Sơn nói.

 

Đã đến lúc cần một giải pháp đột phát. Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Phần mềm TP Đà Nẵng cho rằng, với tình hình này đề nghị giải pháp đột phá chỉ là “làm sao thực hiện các chính sách chúng ta đã có”. Theo ông, trong 10 năm qua, nếu giở văn bản ra thì không có gì mới nữa, điều cần thiết lúc này chỉ là thực hiện.

 

Muốn thực hiện thì cần sự đồng thuận, đồng bộ và quyết tâm, làm như thế nào của chính quyềnvà doanh nghiệp. “Làm như thế nào để đầu tư được nguồn lực, tài chính, nhân lực, xúc tiến đầu tư, thu hút đầu tư trong và ngoài nước?” - ông Sơn nói.

 

Đồng tình với những trăn trở của ông Phạm Kim Sơn, ông Huỳnh Đức Thơ – Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho biết, trong chính sách và phương hướng phát triển kinh tế của TP đã đặt vấn đề phát triển công nghệ thông tin, và đã cũng đã nhiều quan tâm, định hướng đầu tư. Tuy nhiên, các dự án, kế hoạch vì các vướng víu đều đã không thành công.

 

Nguyên nhân là TP đã chưa thực sự quyết liệt tập trung đầu tư phát triển, có thể một phần do các nhà đầu tư chưa đủ năng lực nhưng một phần do lãnh đạo thành phố trước đây có những thay đổi, không nhất quán trong xây dựng đầu tư.

 

Ông Thơ nhận định, định hướng phát triển ngành công nghệ thông tin – công nghệ phần mềm là rất đúng. Hiệu quả mà lĩnh vực này mang lại cực kỳ nhanh, tạo được nguồn thu rất lớn và nguồn lao động tay nghề cao, chuyên nghiệp có thu nhập cao, giúp TP phát triển nhanh về nhiều phương diện. Từ đó, ông thống nhất định hướng phát triển lĩnh vực này trong cơ cấu kinh tế của Đà Nẵng.

 

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng ông Trương Quang Nghĩa nói, nếu đem doanh thu 15 ngàn tỷ so sánh chính xác với con số doanh thu của ngành du lịch xấp xỉ 20 ngàn tỷ năm vừa qua để thấy hiệu quả giữa đầu tư và hiệu quả mang lại. Ông cũng nhận định rằng, dù với “đầu tư hạ tầng nhỏ mọn nhưng công nghệ thông tin – công nghệ phần mềm đã mang lại tính hiệu quả cao”. Từ đó, Bí thư Nghĩa nhấn mạnh, “chúng ta đang quyết tâm chọn lĩnh vực này và phải ưu tiên xứng đáng”.

 

Nguồn Enternews.vn


| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang