Thứ Hai, 29/04/2024 15:57:53 GMT+7

Tin đăng lúc 26-10-2023

Lượt xem: 357

Khuyến công Thanh Hóa: Thúc đẩy công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp phát triển

Hoạt động khuyến công Thanh Hóa ngày càng thể hiện vai trò quan trọng của mình trong việc thúc đẩy công nghiêp – tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) phát triển, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của người dân. Đây cũng là nền tảng giúp doanh nghiệp (DN) hướng đến sản xuất bền vững, cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.
Khuyến công Thanh Hóa: Thúc đẩy công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp phát triển
CBCNV Công ty TNHH Xuân Trường làm việc bằng hệ thống dây chuyền tự động hóa

Để hoạt động khuyến công đi vào chiều sâu, Trung tâm Khuyến công và Tiết kiệm năng lượng Thanh Hóa (Trung tâm) đã tập trung hỗ trợ, khuyến khích các DN phát triển theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm, thân thiện với môi trường, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, nhằm nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm, mở rộng và giữ vững thị trường tiêu thụ. Bên cạnh đó, gắn kết mối quan hệ giữa DN với các hoạt động của Trung tâm, nhằm tìm hiểu những khó khăn vướng mắc cần giải quyết của DN để có những giải pháp tháo gỡ thiết thực.

 

Những năm qua, các dự án đầu tư, mở rộng đều tăng cả về quy mô lẫn số lượng. Điều này thể hiện rõ vai trò của ngành Công Thương trong việc thực hiện các dự án khuyến công và tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích các cơ sở, DN mạnh dạn đầu tư vào sản xuất. Mặc khác, trình độ năng lực của cán bộ chuyên môn khuyến công được nâng lên, quy trình làm việc được xây dựng theo hướng chuyên môn hóa. Từ đó, công tác hỗ trợ tư vấn về quy trình, công nghệ, phát triển sản phẩm mới, phát triển thị trường cho DN được thực hiện thống nhất, có kế hoạch và ngày càng đạt hiệu quả cao.

 

Trong quá trình thực hiện chương trình khuyến công, Sở Công Thương Thanh Hóa đã chỉ đạo Trung tâm triển khai đồng bộ các hoạt động, giải pháp như: Rà soát các cơ chế, chính sách, bổ sung, điều chỉnh hoàn thiện, kiện toàn bộ máy tổ chức phù hợp với nhiệm vụ trọng tâm của hoạt động khuyến công theo điều kiện và nhu cầu thực tế của địa phương; hỗ trợ đầu tư một số dự án có lợi thế cạnh tranh, điển hình, để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ cho sự phát triển của ngành. Từ đó, tạo ra sự lan tỏa cho nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác.

 

Ông Hoàng Xuân Phong – Giám đốc Trung tâm cho biết: Thông qua công tác hỗ trợ trong hoạt động khuyến công, đã có tác động tích cực đến nhiều cơ sở CN – TTCN nông thôn trong sản xuất, kinh doanh như; Các cơ sở đã chú trọng đầu tư dây chuyền, thiết bị máy móc tiên tiến vào sản xuất để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, giảm nhân công lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu và năng lượng; đồng thời quan tâm đến các hoạt động xúc tiến thương mại.

 

Năm 2023, tình hình kinh tế trong nước bị ảnh hưởng bởi bối cảnh nền kinh tế thế giới đang có nguy cơ khủng hoảng do chiến tranh, xung đột và hoạt động của các DN trong tỉnh Thanh Hóa cũng không ngoại lệ. Hầu hết các cơ sở CNNT gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là mặt hàng xuất khẩu, nguyên liệu nhập khẩu. Một số DN phải hoạt động cầm chừng, hoặc chuyển đổi sang lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác, hoặc tạm thời ngừng hoạt động do nguồn nguyên liệu bị khan hiếm, nhất là nguồn nguyên liệu ngoại nhập. Tuy nhiên, nhờ triển khai đồng bộ, quyết liệt các văn bản chỉ đạo điều hành, các giải pháp của Bộ Công Thương và UBND tỉnh Thanh Hóa, sự nỗ lực cố gắng của các DN, sự linh hoạt đầu tư kinh doanh, vượt khó vươn lên, cùng với Chương trình khuyến công triển khai, kịp thời hỗ trợ các cơ sở CNNT, khuyến khích các DN đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực. Chương trình đã đem lại niềm tin, sự đồng hành hỗ trợ của Nhà nước để các DN vượt qua khó khăn, phát triển sản xuất kinh doanh.

 

Vân Trường


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang