Thứ Ba, 07/05/2024 19:05:52 GMT+7

Tin đăng lúc 15-02-2019

Lượt xem: 5361

HEINEKEN Việt Nam nỗ lực vì một tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững không mâu thuẫn với tăng trưởng kinh doanh hay mục tiêu lợi nhuận. Ngược lại, lựa chọn phát triển bền vững sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Thực hiện phát triền bền vững đòi hỏi tâm huyết và các giải pháp sáng tạo, từ đó mang lại tương lai tốt đẹp hơn cho tất cả cộng đồng. HEINEKEN Việt Nam, nhà sản xuất bia luôn nỗ lực truyền thông uống có trách nhiệm đến người tiêu dùng, là một điển hình tiêu biểu.
HEINEKEN Việt Nam nỗ lực vì một tương lai phát triển bền vững
Ông Leo Evers - Tổng Giám đốc Điều hành Nhà máy bia HEINEKEN Việt Nam

Phóng viên Tạp chí Công nghiệp và Tiêu dùng đã có cuộc trao đổi với ông LEO EVERS – Tổng Giám đốc Điều hành Nhà máy Bia HEINEKEN Việt Nam.

 

PV: Thưa ông, vừa qua HEINEKEN Việt Nam đã được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trao tặng danh hiệu Doanh nghiệp bền vững nhất Việt Nam năm thứ hai liên tiếp. Ông có thể chia sẻ về điểm nổi bật nhất trong chiến lược phát triển bền vững của HEINEKEN đã giúp Công ty đạt được danh hiệu nói trên?

 

 Ông Leo Evers: Chúng tôi rất vinh dự khi được trao tặng danh hiệu Doanh nghiệp sản xuất bền vững nhất Việt Nam trong hai năm liên tiếp. Điều chúng tôi đặc biệt tự hào là hoạt động phát triển bền vững được gắn chặt vào chiến lược kinh doanh cốt lõi của HEINEKEN. Tôi tin rằng điều này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển lên một chương trình hoạt động phát triển bền vững toàn diện, thực hiện xuyên suốt toàn bộ chuỗi giá trị - từ sản xuất, phân phối cho đến tiêu dùng.

            

Tại HEINEKEN Việt Nam, phát triển bền vững không chỉ mang lại lợi ích tốt cho cộng đồng mà còn đóng góp tích cực vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của chúng tôi. Không những vậy, chiến lược phát triển bền vững của HEINEKEN toàn cầu và tại Việt Nam được xây dựng trên cơ sở hỗ trợ 08 trong số 17 Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs) của Liên Hợp Quốc và Kế hoạch hành động Quốc gia về Phát triển bền vững, từ đó giúp nâng cao năng suất và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và quốc gia. Điều này cũng đã được minh chứng qua phát biểu của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tại Lễ Công bố Doanh nghiệp Bền vững tại Việt Nam diễn ra cuối tháng 11 vừa qua tại Hà Nội.

 

         

 

HEINEKEN Việt Nam được vinh danh là Doanh nghiệp bền vững nhất Việt Nam năm thứ hai liên tiếp.

 

PV: Đôi khi lựa chọn phát triển bền vững dường như đi ngược lại mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận. Điển hình như HEINEKEN khi truyền thông vận động khách hàng uống điều độ và đã uống rượu bia thì không lái xe. Vậy những nỗ lực này có ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận của Công ty không và có tác động giúp thay đổi hành vi của người tiêu dùng như thế nào?

          

Ông Leo Evers: Là hãng bia hàng đầu tại Việt Nam, chúng tôi hiểu rõ vai trò cũng như cơ hội của mình trong việc góp phần thay đổi hành vi của người tiêu dùng, vận động người tiêu dùng uống điều độ và đã uống rượu bia thì không lái xe.

 

Dù nỗ lực này có ảnh hưởng đến doanh số hay không, chúng tôi tin rằng, trong dài hạn, hướng đi này sẽ giúp thúc đẩy hoạt động kinh doanh bền vững của chúng tôi tại Việt Nam. Năm 2017, chúng tôi đã đầu tư tổng cộng 16 tỷ đồng cho các hoạt động truyền thông uống có trách nhiệm và tiếp cận hơn 10 triệu người tiêu dùng thông qua hai nhãn hiệu Heineken và Tiger.

 

Tuy nhiên, thay đổi hành vi đòi hỏi sự cam kết lâu dài cũng như một lộ trình cụ thể với những đối tác tâm huyết từ Chính phủ cũng như khu vực tư nhân. Vì vậy, chúng tôi vô cùng tự hào được tiếp nối quan hệ đối tác chiến lược với Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia (UBATGTQG) được bắt đầu từ năm 2008 trong chương trình “Đã uống rượu bia - không lái xe” của nhãn hiệu Heineken, để tăng cường mức độ lan tỏa và hiệu quả của chương trình.

 

Năm nay, chúng tôi đưa chương trình lên một tầm cao mới thông qua việc ra mắt 37 điểm bán kiểu mẫu tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, nhằm thiết kế lại không gian thưởng thức rượu bia và nhắc nhở khách hàng: “Đã uống rượu bia thì không lái xe”. Chúng tôi đã phối hợp với Chuyên gia thiết kế thay đổi hành vi hàng đầu thế giới - bà Sille Krukow, thực hiện chương trình này. Trong hai năm qua, đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm của bà Sille Krukow đã cùng nhãn hiệu Heineken nghiên cứu về hành vi lái xe sau khi uống rượu bia để từ đó phát triển các giải pháp giúp giải quyết thực trạng này tại nhiều thị trường trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

 

Cuối tháng 11/2018, bà Sille Krukow cũng đã đến Việt Nam trong hoạt động tập huấn truyền thông thay đổi hành vi “Đã uống rượu bia - không lái xe” cho gần 200 cán bộ của UBATGTQG. Cùng với những giải pháp như mã khuyến mại Grab hai chiều dành cho người tiêu dùng và tổ chức các buổi đào tạo về uống có trách nhiệm cho sinh viên, chúng tôi tin rằng, chương trình năm nay sẽ mang lại hiệu quả tích cực, góp phần thay đổi hành vi, khi lái xe không uống rượu bia. Tuy nhiên, để thực sự mang lại tác động dài hạn trong thay đổi hành vi, chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp cùng UBATGTQG thực hiện chương trình này trong những năm tới.

           
PV:
Phần lớn các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam vẫn còn xa lạ với các khái niệm như mô hình kinh tế tuần hoàn, hoạt động không có rác thải cần chôn lấp... Theo ông, làm thế nào để có thể khuyến khích các doanh nghiệp tại Việt Nam phát triển bền vững và từ đó giúp thực hiện những Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên Hợp quốc tại Việt Nam?

 

Ông Leo Evers: Nhiều doanh nghiệp vẫn cho rằng, phát triển bền vững đòi hỏi đầu tư và ngân sách lớn mà chỉ có các công ty đa quốc gia mới có khả năng thực hiện. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của chúng tôi, điều quan trọng nhất để phát triển bền vững đó là tâm huyết và các giải pháp sáng tạo.


 

Trong trường hợp của HEINEKEN Việt Nam, thông qua việc thu mua vỏ trấu từ người nông dân để tạo ra năng lượng sinh khối, thay thế cho dầu diesel, chúng tôi có thể nấu bia bằng 100% năng lượng tái tạo không phát thải khí carbon tại 4/6 nhà máy bia trên khắp Việt Nam, giảm một nửa lượng phát thải C02 và giảm chi phí nhiên liệu đến 30%. Không những vậy, chúng tôi góp phần tạo thêm thu nhập cho người nông dân và đóng góp cho sự phát triển của ngành năng lượng sinh khối tại Việt Nam.

           

Báo cáo của Hội đồng Doanh nghiệp Phát triển Bền vững Thế giới (World Business Council for Sustainable Development - WBCSD) đã cho thấy, phát triển bền vững có thể mang lại tới 12.000 tỷ USD và tạo ra tới 380 triệu việc làm mới cho các doanh nghiệp trên toàn thế giới cho đến năm 2030. 

           

Một cách rất tốt để có thể bắt đầu hoạt động bền vững đó là học hỏi từ các doanh nghiệp khác đã thực hiện thành công, thông qua các Diễn đàn như Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam (VBCSD). VBCSD tạo ra một cộng đồng cho các doanh nghiệp tâm huyết với phát triển bền vững có thể trao đổi kinh nghiệm cũng như hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau. Đồng thời, Hội đồng cũng mang lại khuôn khổ và cấu trúc hoạt động để hiện thực hóa những cơ hội cũng như ý tưởng để từ đó các doanh nghiệp thành viên có thể hoạt động bền vững hơn nữa, tạo ra tác động tích cực to lớn hơn nữa cho Việt Nam. 

           

Tháng 12 vừa qua, chúng tôi vừa tổ chức tập huấn về kinh tế tuần hoàn cho các doanh nghiệp thành viên của VBCSD tại Việt Nam với sự tham gia của chuyên gia nổi tiếng về kinh tế tuần hoàn - Tiến sĩ Leyla Acaroglu. Từ đó, giúp cho các cán bộ của VBCSD và một số doanh nghiệp thành viên có thể lan tỏa và áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong hoạt động. 

           

PV: Xin cảm ơn ông!

 

                                                                         Thủy Minh (thực hiện)

 


| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang