Thứ Bẩy, 27/04/2024 15:11:11 GMT+7

Tin đăng lúc 16-02-2024

Lượt xem: 180

Cảnh báo việc lợi dụng cơ sở y tế, bác sỹ để quảng cáo TPBVSK

Mới đây, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã phát đi cảnh báo về tình trạng sử dụng hình ảnh, danh nghĩa của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, tạo niềm tin và hòng trục lợi trên sức khoẻ người tiêu dùng.
Cảnh báo việc lợi dụng cơ sở y tế, bác sỹ để quảng cáo TPBVSK
Cảnh báo việc lợi dụng cơ sở y tế, bác sỹ để quảng cáo TPBVSK

Theo Cục ATTP, hiện nay, trên một số trang mạng xã hội đang có tình trạng sử dụng hình ảnh, danh nghĩa của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế để quảng cáo cho các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe gây hiểu lầm cho người sử dụng. Đặc biệt là tình trạng lạm dụng hình ảnh của các bác sỹ, dược sỹ có uy tín đã nghỉ hưu để tạo niềm tin cho người tiêu dùng.

 

Theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm: Không sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm. Như vậy, việc làm trên là không phù hợp với quy định của pháp luật.

 

Để an toàn sức khỏe cho người sử dụng, tránh sử dụng sản phẩm quảng cáo không đúng sự thật về công dụng sản phẩm, Cục An toàn thực phẩm cảnh báo:

 

1. Không có bất kì thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khỏe nào được phép ghi công dụng “điều trị bệnh”. Trong trường hợp có bệnh, người dân cần tới cơ sở y tế để khám và được điều trị kịp thời;

 

2. Đọc kỹ nhãn sản phẩm. Trên nhãn thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải có dòng chữ: “thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”; xem rõ về thành phần, tác dụng, đối tượng, liều dùng của sản phẩm để sử dụng cho phù hợp và bảo đảm sức khỏe;

 

3. Chọn mua các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe có tên, địa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm và nhà sản xuất sản phẩm rõ ràng;

 

4. Khi mua, nhận sản phẩm phải có hóa đơn/đơn hàng của người bán để làm bằng chứng cho việc mua bán hàng hoá giữa hai bên;

 

5. Tra cứu thông tin liên quan đến đăng ký bản công bố và quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe qua địa chỉ https://nghidinh15.vfa.gov.vn/  và http://xacnhanquangcao.vfa.gov.vn/ trước khi quyết định chọn mua sản phẩm.

 

Theo VietQ


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang