Thứ Ba, 30/04/2024 07:37:35 GMT+7

Tin đăng lúc 25-10-2023

Lượt xem: 681

Cảnh báo người tiêu dùng khi mua đồ thanh lý qua mạng

Việc lựa chọn mua sắm những món đồ cũ, hợp túi tiền đáp ứng nhu cầu tối thiểu cuộc sống sau những ngày làm việc vất vả, sẽ đem lại chất lượng cuộc sống tôt cho người lao động. Tuy nhiên, đồ cũ, hỏng được “mông má” trở thành đồ thanh lý, hàng bãi nhập khẩu được rao bán trên mạng, sau đó, người tiêu dùng “ngậm ngùi” chịu thiệt.
Cảnh báo người tiêu dùng khi mua đồ thanh lý qua mạng
Không nên ham rẻ mua đồ thanh lý cũ trên mạng nếu không tìm hiểu kỹ

Do nhu cầu sinh hoạt ngày một tăng cao, thu nhập hạn chế, người tiêu dùng lựa chọn, mua sắm những món đồ cũ, hàng thanh lý tăng mạnh, rất thiết thực và tiết kiệm rất nhiều tài sản cho xã hội cũng như bảo vệ môi trường xung quanh. Tuy nhiên, đồ cũ đang bị lạm dụng, nhiều đối tượng liên kết với nhau “tân trang” đồ cũ, hỏng thành hàng bãi, hàng thanh lý rao bán trên mạng, đánh lừa người tiêu dùng.

 

“Có cung ắt có cầu”, vừa là nhu cầu cũng là tâm lý chung thích giá rẻ nhưng lại mua được hàng tốt, nên nhiều người tin ngay những hình ảnh bóng bẩy cùng thông tin đầy đủ về sản phẩm. Chỉ cần vài dòng comment, inbox là giao dịch sẽ được thực hiện, mọi thông tin chỉ được trao đổi qua facebook, không gặp mặt trực tiếp nên rất nhiều người đã bị lừa.

 

Anh Vượng, trú tại phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông chia sẻ: Làm nghề lái xe, với mức thu nhập từ 8 đến 10 triệu đồng/tháng, với đồng lương ít ỏi phải trang trải cuộc sống cho gia đình, đòi hỏi chi tiêu phải  tiết kiệm. Để ổn định cuộc sống, đảm bảo sức khỏe cho gia đình, mùa hè vừa qua anh đã quyết định mua thêm một máy điều hòa nhãn hiệu Panasonic 12.000 PTU cũ với giá 6.5 triệu đồng; thông qua giới thiệu trên mạng anh tìm một địa chỉ bán điều hòa cũ, anh được chủ của hàng giới thiệu máy hàng bãi, được nhập khẩu từ Nhật Bản. Tin lời giới thiệu, qua nhìn ưng mắt lại biết chỗ bán, anh chọn mua 1 máy điều hòa Panasonic 12.000 PTU, được lắp đặt miễn phí, máy hoạt động ổn định. Sử dụng được một thời gian thấy máy có tiếng ồn lạ, anh liên hệ đến người bán thông báo tình trạng máy nhưng phía cửa hàng đã từ chối vì hết 01 tháng bảo hành, cửa hàng không còn trách nhiệm. Gọi thợ vào kiểm tra, bảo dưỡng anh mới biết bị mua phải máy điều hòa cũ được “tân trang” lại, biết là mình bị lừa, anh ngậm ngùi chịu thiệt.

 

Chị Thu Hiền, Thanh Oai, Hà Nội chia sẻ: Bản thân không có nhu cầu về mua sắm qua mạng, gần đây chị cũng bị cuốn hút bởi nhiều sản phẩm được giới thiệu, quảng bá rất hấp dẫn, đẹp, giá rẻ. Khi giao dịch, chị rất cẩn thận yêu cầu các điều kiện để mua được đúng sản phẩm mình lựa chọn, phải đúng như lời giới thiệu và được sự cam kết từ phía cung cấp. Mua 2 bộ quần áo với giá 399.000 miễn phí ship, chị nhận hàng kiểm tra, thanh toán tiền trong trạng thái phấn khởi. Qua sử dụng quần áo nhăn nheo, chị bức xúc liên hệ lại tài khoản mua hàng thì bị chặn, lúc đó mới biết mình bị lừa chẳng biết kêu ai.

 

Hay câu chuyện anh sinh viên Trường Đại học Văn hóa Nguyễn Hải Bằng: Do thời tiết nắng nóng nên em rất muốn mua một chiếc quạt phun sương, do tài chính eo hẹp, em quyết định lên Facebook tìm kiếm mua quạt cũ thanh lý. Trên một tài khoản đăng quạt điều hòa cũ hãng Coex giá 1 triệu đồng, mới 90%, do nhu cầu không dùng đến cần bán lại. Qua tìm hiểu giá loại quạt này mới là 1,4 triệu đồng. Em thấy họ giới thiệu quạt còn mới 90%, rồi quay clip sản phẩm cho xem. Vì thế, em quyết định mua để dùng trong những ngày nắng nóng. Nhưng khi sử dụng được khoảng 10 ngày thì hỏng, không còn phun sương được nữa. Mang ra cửa hàng sửa thì người ta bảo đây là hàng Tàu đã qua sử dụng, lắp ráp đủ loại linh kiện khác nhau.

 

Thực tế cho thấy, mạng Internet ngày càng phát triển, rất tiện lợi cho cả người mua và người bán; người mua chỉ cần xem thông tin giới thiệu sản phẩm rồi comment xác nhận trên facebook hoặc fanpage của người bán là giao dịch có thể tiến hành. Việc trao đổi thông tin giữa người mua và người bán đơn giản. Tuy nhiên, đây cũng là cái “bẫy” mà người tiêu dùng mất cảnh giác, bị lừa dẫn đến thiệt hại cả về vật chất lẫn tinh thần.

 

Các cơ quan chức năng cảnh báo, hiện nay kinh doanh online đang núp dưới nhiều hình thức khác nhau để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản  người tiêu dùng. Đối tượng mà chúng nhắm tới chủ yếu là những người lao động, người có thu nhập thấp, sinh viên… nên mọi người cần cảnh giác, cân nhắc trước khi mua hàng theo hình thức này. Khi mua hàng qua mạng nên thỏa thuận trước với bên bán hàng về hình thức thanh toán. Chỉ thanh toán sau khi đã được nhận và kiểm tra hàng để tránh rủi ro bị lừa đảo mất tiền đặt cọc, nên giao dịch qua các trang thương mại điện tử uy tín được cấp phép nhằm hạn chế những rủi ro không đáng có.

 

Công Đăng


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang