Thứ Năm, 02/05/2024 08:13:56 GMT+7

Tin đăng lúc 09-01-2024

Lượt xem: 246

Xử phạt 860 cơ sở kinh doanh xăng dầu vi phạm trong năm 2023

Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, trong năm 2023, thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra đã xử phạt 860 cơ sở kinh doanh xăng dầu, thu về ngân sách trên 31 tỷ đồng.
Xử phạt 860 cơ sở kinh doanh xăng dầu vi phạm trong năm 2023
Trong năm 2023, lực lượng QLTT các địa phương đã xử phạt 860 cơ sở kinh doanh xăng dầu vi phạm. Ảnh: T. Hằng

Theo Tổng cục Quản lý thị trường, trong năm 2023, cơ bản hoạt động kinh doanh xăng dầu trên cả nước diễn ra bình thường, đáp ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, những tháng đầu năm 2023, thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra trên 3.080 vụ kiểm tra, xử lý 860 vụ vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính trên 31,8 tỷ đồng (tăng hơn 170%).

 

Trong đó, có nhiều vụ việc sai phạm với số lượng hàng hóa lớn điển hình như: Vụ việc 15.000 lít xăng không đảm bảo chất lượng tại Bình Dương; vụ việc chuyển cơ quan Công an điều tra dấu hiệu về tội lừa dối người tiêu dùng thu lợi bất chính trong kinh doanh xăng dầu tại Thạch Thất, TP. Hà Nội.

 

Ngoài ra, lực lượng Quản lý thị trường các địa phương như: TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Cần Thơ, Đắk Lắk, Điện Biên, Hải Dương, Lâm Đồng, Quảng Ngãi, Thái Bình, Tây Ninh đã kiểm tra, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm trong hoạt động kinh doanh xăng dầu với các hành vi như: không đáp ứng điều kiện về hệ thống phân phối; bán xăng dầu ngoài hệ thống phân phối; không áp dụng hoặc duy trì hệ thống quản lý chất lượng; không đăng ký hệ thống phân phối với cơ quan có thẩm quyền; Nhân viên không được tập huấn, đào tạo và cấp Giấy chứng nhận theo quy định...

 

Trong năm 2024, lực lượng Quản lý thị trường tiếp tục phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương, lực lượng chức năng làm tốt công tác quản lý địa bàn, chú trọng kiểm tra, xử lý các vấn đề nổi cộm, gây bức xúc trong dư luận xã hội; kiểm tra, giám sát chặt chẽ đối với nhóm các lĩnh vực, mặt hàng; việc thực hiện niêm yết giá bán và bán đúng giá niêm yết, đầu cơ, găm hàng hoặc lợi dụng dịch bệnh để định giá bán hàng hóa bất hợp lý; đặc biệt, đối với mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân như xăng dầu.

 

Liên quan tới kinh doanh xăng dầu, mới đây Chính phủ đã ban hành Nghị định số 80/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2021/NĐ-CP ngày 01/11/2021 và Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.

 

Theo Bộ Công Thương, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành, đơn vị liên quan rà soát, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2021/NĐ-CP ngày 01/11/2021 và Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu, với mục tiêu giải quyết kịp thời những tồn tại, bất cập hiện nay của cơ chế quản lý kinh doanh xăng dầu. 

 

Đồng thời đáp ứng nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước; góp phần bảo đảm an ninh năng lượng; góp phần kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng. Đảm bảo hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp sử dụng xăng dầu làm đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng và doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. Cụ thể: Rút ngắn thời gian điều hành giá xăng dầu xuống còn 7 ngày; Giảm bớt khâu trung gian trong hệ thống phân phối xăng dầu; Sửa đổi, bổ sung quy định về các trường hợp thu hồi Giấy phép kinh doanh xăng dầu.

 

Theo VietQ.vn


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang