Thứ Bẩy, 11/05/2024 14:00:05 GMT+7

Tin đăng lúc 28-04-2024

Lượt xem: 336

Xóa điểm nghẽn, phát triển thương mại ở Tây Nguyên

Tây Nguyên hiện nay được đánh giá là vùng trũng, có nhiều điểm nghẽn trong phát triển thương mại, do đó cần có biện pháp giải quyết vấn đề trên.
Xóa điểm nghẽn, phát triển thương mại ở Tây Nguyên
Quang cảnh hội nghị xúc tiến thương mại và xuất nhập khẩu Tây Nguyên

Đây là nhận định của các chuyên gia trong Hội nghị xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Tây Nguyên do Bộ Công thương và UBND tỉnh Đắk Lắk đồng chủ trì tổ chức. Sự kiện này có hơn 200 đại biểu là lãnh đạo Ủy ban Nhân dân 5 tỉnh Tây Nguyên, hiệp hội ngành hàng, các cơ quan, tổ chức hỗ trợ kinh doanh trong và ngoài nước, doanh nghiệp, hợp tác xã.

 

Tại đây, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại Vũ Bá Phú nhận định, Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế; đến nay, vùng cũng đã trở thành nơi sản xuất của một số nông sản chủ lực có quy mô lớn, có tỷ trọng cao, nhất là cây công nghiệp, cây ăn quả. Một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam được xếp nhất, nhì thế giới như cà phê, điều, chanh leo, hồ tiêu, macca, cao su... đều trồng ở Tây Nguyên. Diện tích trồng các loại dược liệu quý như sâm ngọc linh, nấm linh chi đỏ, hà thủ ô... cũng đang phát triển nhanh chóng để hình thành các vùng dược liệu tập trung.

 

Theo thống kê của ngành chức năng, kim ngạch xuất khẩu của Tây Nguyên còn khiêm tốn so với cả nước. Trong 2 năm 2022 - 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của vùng mới đạt 4,6 tỷ USD; chiếm chưa đầy 1% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

 

Các điểm nghẽn được chỉ ra đó là về cơ chế chính sách, khoa học công nghệ. Quy mô sản xuất, chế biến nông sản nhỏ lẻ, manh mún, thiếu trung tâm chế biến sâu và yếu. Các sản phẩm chủ yếu xuất khẩu thô dẫn đến giá trị gia tăng thấp. Các sản phẩm chủ lực chất lượng không đồng đều nên còn gặp nhiều rào cản thương mại trong xuất khẩu. Lĩnh vực công nghiệp của vùng còn gặp rất nhiều khó khăn và thách thức khi thiếu nhân lực chất lượng cao, hạ tầng logictics, cơ sở vật chất còn yếu. Đặc biệt, liên kết nội vùng thể hiện nhiều điểm yếu, lỏng lẻo, thiếu đầu tư đồng bộ, dẫn tới thiếu các chuỗi cung ứng nội vùng. Những khó khăn này đã tạo ra nhiều rào cản cho hoạt động xúc tiến thương mại trên trong nước và ngoài thế giới.

 

Ông Nguyễn Tuấn Hà – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh kỳ vọng, thông qua hội nghị này, tỉnh Đắk Lắk cùng với các tỉnh khu vực Tây nguyên kết nối chuỗi giá trị sản xuất của vùng với nhu cầu tiêu thụ của các tỉnh, thành phố, vùng, miền trên cả nước.Định ướng các doanh nghiệp trong vùng hợp tác, chế biến sản phẩm chuyên sâu nâng cao giá trị xuất khẩu toàn cầu.

 

Các địa phương trong khu vực cùng nhau nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại, phát triển xuất nhập khẩu, hỗ trợ các sản phẩm dịch vụ của vùng tìm được hướng đi thị trường phù hợp trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới đang diễn biến phức tạp.

 

“Các doanh nghiệp có cơ hội gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm nhiều hơn, nhất là việc chủ động hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển, khai thác các thế mạnh của từng địa phương, rút ngắn khoảng cách giữa các vùng, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp của vùng Tây Nguyên ngày càng lớn mạnh. Các bộ ngành và chính quyền các tỉnh xây dựng giải pháp mới, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp trong vùng có thể liên kết và hợp tác với nhau, tạo thành những chuỗi cung ứng hiệu quả và cạnh tranh”- ông Nguyễn Tuấn Hà hy vọng.

 

Tham dự hội nghị với vai trò là Phó chủ tịch Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam (VICOFA), ông Bạch Thanh Tuấn đề xuất một số giải pháp:

 

Thứ nhất là việc liên kết vùng đây phải được thực thi, vì 40% cà phê, ca cao của Việt Nam vào EU. Phải đảm bảo yêu cầu là không phá rừng không gây nguy hại rừng và không có ảnh hưởng tới lao động trẻ em mà phụ nữ và đặc biệt là phải cái cơ sở dữ liệu để thẩm định.

 

Thứ hai là xúc tiến thương mại nó không đơn thuần là xúc tiến cứng, mà còn có xúc tiến mềm, nó bao gồm cập nhật các cái chính sách, các kế hoạch, các chiến lược cũng như các quy định cũng như các cái nguồn tài chính và các cơ hội cho các cộng đồng doanh nghiệp.

 

Thứ ba trong cái xu thế mới của thị trường, năm tỉnh phải ngồi lại với nhau cho một ngành hàng. Cái tổng quan của ngành một ngành hàng của Việt Nam thì từng địa phương cũng tự xây dựng cho mình các profile thông tin hỗ trợ, tạo cơ sở dữ liệu cho những đối tác.

 

Tiếp theo nữa là phát triển đi con đường lâu dài, nếu từ trước đến giờ thông qua các cái Hiệp hội, các doanh nghiệp chỉ ngóng trông từ cái nguồn tài trợ của Bộ Công thương, của Chính phủ. Vai trò của các hiệp hội, các doanh nghiệp cần phải có trách nhiệm đối với quốc gia trong công việc hỗ trợ kinh phí cho công việc xúc tiến thương mại. Phải tìm cách hỗ trợ lẫn nhau, rất nhiều doanh nghiệp nhận được cái nguồn lợi của quốc gia, thì doanh nghiệp cũng phải có cái trách nhiệm hỗ trợ một phần cho chi phí xúc tiến thương mại ở nước ngoài.

 

Cuối cùng là cơ hội liên kết ở cấp độ sản xuất thương mại cho tất cả các ngành hàng. Chúng ta phải biết kích hoạt, biết tận dụng nguồn lực quốc gia cũng như những cái sự liên kết để tạo giá trị cho xuất khẩu thương mại trong vùng.

 

Theo Diendandoanhnghiep.vn


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang