Thứ Hai, 13/05/2024 09:09:54 GMT+7

Tin đăng lúc 06-12-2017

Lượt xem: 4353

Thái Nguyên thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể

Tỉnh Thái Nguyên đã ban hành nhiều chủ trương, giải pháp tạo động lực phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn. Tỉnh có cơ chế, chính sách hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp các hợp tác xã, khuyến khích ứng dụng công nghệ mới phục vụ sản xuất, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, nhất là ứng dụng công nghệ cao, nhằm đánh thức tiềm năng về đất đai, lao động, tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Thái Nguyên thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể

Đến nay, toàn tỉnh có gần 7.140 tổ hợp tác (THT) với hơn 160 nghìn thành viên và người lao động, tăng 88 THT so với năm 2016. Các THT hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và vay vốn tín dụng, vận tải, xây dựng, may mặc…

 

Hầu hết các THT được hình thành từ nhóm hộ gia đình, do vậy, sự hợp tác giữa các thành viên khá linh hoạt. Hoạt động của các THT đã góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nhiều lao động, nhất là ở vùng nông thôn, miền núi (bình quân đạt từ 2,5 đến 3 triệu đồng/người/tháng); đồng thời, đóng góp tích cực vào việc phát triển kinh tế hộ, xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội tại các địa phương. Nhiều THT còn là tiền đề để thành lập các HTX hoạt động hiệu quả, đáp ứng nhu cầu việc làm, thu nhập góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

 

* Tiền Giang nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ

 

Xác định cán bộ là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng, tỉnh Tiền Giang đề ra những nhiệm vụ, giải pháp và triển khai đồng bộ các nhiệm vụ về công tác cán bộ. Theo đó, từng cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị bảo đảm quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc và chủ trương của Đảng, tập trung đánh giá thực chất về đội ngũ cán bộ, quan tâm quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm cán bộ các cấp.

 

Trên cơ sở quy hoạch cán bộ đã được duyệt, tỉnh coi trọng đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, nhất là ở cơ sở, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ bảo đảm chất lượng, vững vàng về chính trị, tinh thông nghiệp vụ, có đủ năng lực quản lý điều hành, thực thi công vụ... Trong 5 năm, Tiền Giang đã cử đi đào tạo, bồi dưỡng 66.197 lượt cán bộ; trong đó, đào tạo 8.733 lượt cán bộ, 5.946 lượt cán bộ được đào tạo về chính trị, 57.464 lượt cán bộ được bồi dưỡng về chuyên môn, chức danh, bồi dưỡng cán bộ nguồn... Công tác luân chuyển cán bộ được tỉnh quan tâm và cán bộ được luân chuyển cũng phát huy tốt vai trò, vị trí, năng lực trên cương vị mới, có trách nhiệm, tinh thần kỷ luật cao. Đồng thời tỉnh Tiền Giang tiếp tục nghiên cứu, quán triệt các quy định, hướng dẫn của Trung ương về công tác bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng, nắm vững quan điểm, phương châm, nội dung và vị trí quan trọng của công tác bảo vệ chính trị nội bộ.

 

Nguồn Nhandan


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang