Thứ Ba, 30/04/2024 08:39:20 GMT+7

Tin đăng lúc 17-06-2017

Lượt xem: 6828

Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định: Liên kết mở rộng thị trường, tạo sức bật mới cho ngành gỗ Bình Định

Tỉnh Bình Định là một trong những địa phương được coi là thủ phủ của ngành chế biến, xuất khẩu gỗ trong cả nước. Phát huy những ưu thế nổi trội với hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy và hàng không, đặc biệt, cảng biển Quy Nhơn là đầu mối nhập khẩu nguyên liệu cũng như xuất khẩu đồ gỗ không chỉ cho riêng Bình Định mà cả khu vực miền Trung - Tây Nguyên, trở thành cánh cửa rộng mở cho ngành công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu ở Bình Định và các vùng nguyên liệu tiếp cận thị trường thế giới.
Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định: Liên kết mở rộng thị trường, tạo sức bật mới cho ngành gỗ Bình Định
Bình Định là một trong những địa phương được coi là thủ phủ của ngành chế biến, xuất khẩu gỗ trong cả nước

Từ cái nôi của vùng nguyên liệu và nguồn lao động kỹ thuật cao

      

Bình Định có diện tích rừng nguyên liệu đa dạng, đáp ứng một phần gỗ cho sản xuất, xuất khẩu và bổ sung đáng kể cho nguồn nguyên liệu gỗ nhập khẩu thuận lợi từ khắp nơi trên thế giới. Với mô hình chợ nguyên liệu sơ khai đã hình thành từ hàng chục năm nay, có sự góp mặt kinh doanh của hơn 60 doanh nghiệp uy tín trong và ngoài nước, đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn nghiêm ngặt về môi trường của châu Âu.

 

Bình Định có đội ngũ lao động truyền thống làm nghề chế biến gỗ từ xa xưa, tay nghề công nhân được đào tạo cơ bản và ngày càng chuyên nghiệp theo quy mô sản xuất công nghiệp. Chế biến gỗ là ngành công nghiệp quan trọng chủ yếu của Bình Định và luôn được Lãnh đạo Tỉnh chú trọng công tác đào tạo nghề cho lao động, tạo nguồn cung nhân lực chất lượng cao và ổn định cho các nhà máy.

 

Các cơ sở chế biến gỗ đều tập trung tại các khu công nghiệp lớn như KCN Phú Tài, KCN Long Mỹ, các CCN Nhơn Hòa, Gò Đá Trắng…, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc đặt hàng cũng như quản lý đơn hàng.

          

Đến những giải pháp vượt khó đáp ứng thị trường xuất khẩu

        

Những năm gần đây, khi thị trường xuất khẩu gỗ của thế giới với những yêu cầu nghiêm ngặt về nguồn gốc nguyên liệu, những rào cản về kỹ thuật, rào cản thương mại bắt đầu xuất hiện thì thị phần sản phẩm gỗ của Bình Định cùng cả nước gặp không ít khó khăn, trở thành thách thức lớn đối với các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu.

     

Năm 2016, ngành Chế biến gỗ & lâm sản Bình Định trải qua nhiều biến động của tình hình thị trường toàn cầu, nhất là tại thị trường EU. Sự kiện Brexit đã làm cho thị trường EU luôn bấp bênh, nhiều nhà nhập khẩu, nhà phân phối bị thua lỗ, hoặc tái cấu trúc mạng lưới mua hàng... Một số sản phẩm gỗ đã tăng thuế xuất khẩu: Dăm gỗ từ 0% lên 2%; ván lạng từ 5% lên 10%, trong khi nguồn gỗ nguyên liệu trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu và chịu sự cạnh tranh thu mua trực tiếp từ thương nhân nước ngoài. Mặt khác, năng lực cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp còn hạn chế cả về nhân lực, trang thiết bị để chuyển đổi sản phẩm nội thất cao cấp...

 

 

Trước tình thế đó, BCH Hiệp hội Gỗ & Lâm sản Bình Định tiếp tục tập trung các hoạt động chuyển đổi sản xuất sang đồ gỗ nội thất; triển khai các khoá đào tạo quản lý cho cán bộ quản lý cấp trung của hội viên theo từng chuyên đề cụ thể trong ngành gỗ Bình Định. Đồng thời, đã tổ chức đoàn công tác thăm và làm việc với các nhà máy chế biến gỗ tại Trung Quốc, hợp tác với Tập đoàn New Mas cải tiến công nghệ máy chế biến gỗ để nâng cao năng suất lao động, tăng hiệu quả sản xuất gỗ tại Bình Định. Hiệp hội cũng đã phối hợp với VCCI Tp.HCM và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tiếp tục triển khai khoá đào tạo “Phát triển doanh nghiệp bền vững” SCORE trong ngành gỗ, kết hợp đào tạo tập trung, tư vấn tại nhà máy, tổ chức tham quan các nhà máy điển hình.

 

Hiệu quả của sự đồng tâm hiệp lực

 

Được sự chỉ đạo chặt chẽ của UBND tỉnh, các Doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ đã đoàn kết hiệp lực chung quanh Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định, đề xuất nhiều giải pháp mới, tiếp tục đưa ngành gỗ vượt khó tiếp tục phát triển.

 

 Năm 2016, tổng giá trị xuất khẩu ngành gỗ đạt 361,2 triệu USD, chiếm 49,3% tổng giá trị xuất khẩu của toàn tỉnh; giá trị kim ngạch giảm nhẹ 0,4% so với năm 2015. Trong đó: Đồ gỗ ngoài trời – sân vườn đạt 203,1 triệu USD; Đồ gỗ nội thất đạt 31,62 triệu USD, tăng 12,5%; Dăm gỗ đạt 89,7 triệu USD, tăng 27,2%; Viên nén gỗ đạt 14,8 triệu USD...

       

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, giá trị kim ngạch xuất khẩu ngành công nghiệp gỗ khu vực qua cảng Quy Nhơn trong năm 2016 đạt 390,37 triệu USD, giảm 16% so với năm 2015. Trong đó, các thị trường hàng đầu có mức suy giảm lớn nhất là Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ (-74%), Pháp (-26%), Ý (-30%), Đức, Hàn Quốc (24%), trong khi đó thị trường Mỹ đã tăng mạnh 23%, Nhật Bản (11%), Hà Lan (10%)....

 

      

 

Quang cảnh Hội nghị Tổng kết năm 2016

 

Tầm nhìn mới từ năm 2017

       

Nền kinh tế thế giới đang dần vào thế ổn định: IMF đã nâng dự báo mức tăng trưởng năm 2017 của nền kinh tế Nhật Bản lên 1,2%; Trung Quốc (6,6%); Mỹ (2,3%); khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) sẽ tăng trưởng 1,7%, ...

     

Ngày 15/6/2017, tại thành phố Quy Nhơn, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2016 và bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành gỗ xuất khẩu tiếp tục phát triển trong những năm tiếp theo. Hội nghị có sự tham gia của Lãnh đạo UBND Tỉnh và các ngành chức năng như Hải quan, Ngân hàng, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp&PTNT..., các đơn vị hậu cần cho ngành chế biến gỗ.

     

Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định đã xác định những thách thức chính mà ngành gỗ phải đối mặt trong năm 2017. Đồng thời với tốc độ phục hồi tăng trưởng trong 5 tháng đầu năm 2017, BCH Hiệp hội dự báo ngành gỗ Bình Định đạt tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản khoảng 380 triệu USD (tăng 5%), trong đó đồ gỗ đạt 250 triệu USD (tăng 7 %) so với năm 2016.

 

 

Ông Đỗ Xuân Lập ( thứ nhất từ trái sang)- Chủ tịch Hiệp hội Gỗ - Lâm sản Bình Định trao quyết định kết nạp hội viên mới 

 

Để đạt được kết quả như dự báo, Ban Chấp hành Hiệp hội tập trung thực hiện một số giải pháp cơ bản :

         

Một là: Tiếp tục thúc đẩy chuyển đổi sản xuất đồ gỗ ngoài trời sang đồ gỗ trong nhà, tăng tính hiệu quả quản lý và năng suất lao động, gia tăng đầu tư công nghệ chế biến mới, vật liệu mới; đổi mới sáng tạo mẫu mã thiết kế, ứng dụng công nghệ thông tin vào quy trình sản xuất…

 

Hai là: Tổng hợp, phân tích tình hình ngành gỗ, kịp thời tham mưu cho chính quyền địa phương và trung ương về chính sách phát triển ngành gỗ. Bảo đảm nguồn cung cấp gỗ nguyên liệu từ rừng trồng trong nước như gỗ cao su, gỗ keo tràm cho ngành chế biến đồ gỗ.

 

Ba là: Tăng cường liên kết hợp tác giữa các hội viên, các Hiệp hội ngành hàng, các ngành hỗ trợ khác trên địa bàn tỉnh để tạo ra năng lực cạnh tranh tổng hợp của nền kinh tế địa phương; phối hợp triển khai thực hiện các dự án trong ngành gỗ trên cả nước do các tổ chức trong nước và quốc tế hỗ trợ như thực hiện Hệ thống trách nhiệm giải trình cấp Hiệp hội về đảm bảo gỗ hợp pháp.

 

                                                                                 Văn Thuận 


| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang