Thứ Sáu, 26/04/2024 19:07:58 GMT+7

Tin đăng lúc 28-09-2021

Lượt xem: 1191

Dong riềng – Sản phẩm tiêu dùng bền vững của Bắc Kạn được hoạch định vùng nguyên liệu giai đoạn 2021 – 2023

Nhằm đẩy mạnh thực hiện đồng bộ các giải pháp để thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững, phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả, bảo vệ môi trường, góp phần giảm nghèo và tái cơ cấu kinh tế, vừa qua, tỉnh Bắc Kạn đã công bố nhiều cơ chế chính sách về phát triển các sản phẩm nông lâm nghiệp cụ thể. Trong đó, tỉnh đã ban hành Quyết định số 149/QĐ-UBND về Phê duyệt Kế hoạch đầu tư chiến lược phát triển chuỗi giá trị dong riềng giai đoạn 2021 – 2023.
Dong riềng – Sản phẩm tiêu dùng bền vững của Bắc Kạn được hoạch định vùng nguyên liệu giai đoạn 2021 – 2023
Sản phẩm từ dong riềng được hoạch định phát triển vùng nguyên liệu bền vững

Cây dong riềng là cây trồng hàng hóa, cho giá trị sản xuất kinh tế cao tại tỉnh Bắc Kạn. Tuy nhiên, sản phẩm từ cây trồng này hiện chiếm thị phần còn nhỏ tại các thị trường ngoài tỉnh và đang chịu sự cạnh tranh từ nhiều sản phẩm cùng loại khác. Đối với sản phẩm miến dong Bắc Kạn đã được bảo hộ nhưng hệ thống nhận diện, khai thác nhãn hiệu trên thị trường chưa được đầy đủ. Trong khâu sản xuất còn gặp một số hạn chế trong việc cam kết hợp đồng giữa người nông dân và chủ cơ sở sản xuất tinh bột và miến dong dẫn đến giá bán nguyên liệu không ổn định, cùng với tình trạng được mùa mất giá kéo theo sự biến động lớn về diện tích trong thời gian qua. Năm 2018, diện tích trồng dong riềng của toàn tỉnh là 1.040 ha; năm 2019, 2020 giảm còn 500 ha. Bên cạnh đó, khâu xử lý chất thải, bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức.

 

Từ thực trạng trên, UBND tỉnh đã xem xét và phê duyệt kế hoạch đầu tư chiến lược phát triển chuỗi giá trị dong riềng giai đoạn 2021-2023, với mục tiêu hoàn thiện và phát triển chuỗi giá trị sản phẩm dong riềng một cách hiệu quả, bền vững. Qua đó, phát triển vùng nguyên liệu này ổn định từ nay đến năm 2023 là 500 đến 600 ha và tăng dần lên 800 ha vào năm 2025. Trong đó, diện tích tập trung tại các vùng sản xuất trọng điểm là các huyện Na Rì, Ba Bể, Pác Nặm, Bạch Thông và các vùng đệm, đủ đáp ứng nguyên liệu ổn định cho các cơ sở sản xuất chế biến sản phẩm tinh bột, sản phẩm miến dong phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tin rằng, với việc quy hoạch, phát triển vùng trồng dong nguyên liệu hợp lý sẽ tạo đà cho các sản phẩm từ dong phát triển bền vững.

 

Nam Hà


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang