Thứ Hai, 29/04/2024 17:42:43 GMT+7

Tin đăng lúc 26-09-2016

Lượt xem: 2133

Doanh nghiệp gia đình chuẩn bị "ra biển lớn"

Theo Credit Suisse, thế giới hiện nay có khoảng 920 Cty gia đình với vốn hóa thị trường ít nhất là 1 tỷ USD. Những Cty này được chọn lọc từ 35 quốc gia, với hơn 64% đến từ các nước châu Á mới nổi.
Doanh nghiệp gia đình chuẩn bị "ra biển lớn"
Chương trình CEO – Chìa Khóa Thành Công phát sóng ngày 25/9 trên VTV1 với chủ đề “Chiến lược tái cấu trúc – chuyên gia nghiệp hay gia đình”

Tuy nhiên số lượng các DN hoạt động theo mô hình gia đình lại rất nhiều và có những đóng góp quan trọng cho nền kinh tế Trong tiến trình nỗ lực hội nhập của các DN Việt, hy vọng sẽ có những DN gia đình được xếp cùng hàng ngũ các DN gia đình tên tuổi trên thế giới.

 

Khó khăn bủa vây…

 

Tính đến cuối năm 2015, mô hình Cty gia đình chiếm hơn 50% số DN đang hoạt động và đóng góp gần 50% GDP với những cái tên như: Tập đoàn Doji – Ngân hàng Tiên Phong của gia đình Ông Đỗ Minh Phú, Tập đoàn Liên Thái Bình Dương của gia đình Ông Johnathan Hạnh Nguyễn, Biti’s của gia đình Ông Vưu Khải Thành, Tập đoàn Phú Thái của gia đình Ông Phạm Đình Đoàn, Thép Việt của gia đình Ông Đỗ Duy Thái…

 

Các DN gia đình này có tầm quan trọng và vai trò hết sức to lớn đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, đối với các DN gia đình có quy mô vừa và nhỏ thì hầu hết lại đang gặp rất nhiều khó khăn do chính mô hình quản trị theo hình thức gia đình mang đến. Sự trì trệ, làm việc thiếu chuyên nghiệp của các nhân sự là một căn bệnh phổ biến khiến các DN này ngày một suy yếu và mất khả năng cạnh tranh trên thị trường. Thậm chí nhiều DN đang có nguy cơ phải rời khỏi thị trường.

 

Gia đình hay chuyên nghiệp ?

 

Trước những thách thức và nguy cơ nói trên, nhiều DN gia đình đã quyết liệt tiến hành các cuộc tái cấu trúc một phần hay toàn bộ hệ thống. Tuy nhiên, nhiều DN khi tiến hành tái cấu trúc lại gặp những rào cản rất lớn từ nội bộ, những người thân trong gia đình, đẩy DN đến khó khăn hơn. Đây chính là câu chuyện của một DN mà chương trình CEO – Chìa Khóa Thành Công phát sóng ngày 25/9 trên VTV1 với chủ đề “Chiến lược tái cấu trúc – chuyên gia nghiệp hay gia đình” đề cập đến.

 

Theo đó, một DN kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm có hệ thống phân phối chủ yếu dựa vào những người thân trong gia đình của CEO và các cổ đông. Tuy nhiên, hiện nay hệ thống phân phối đang có rất nhiều điểm yếu do họ quá bảo thủ, không chịu thay đổi và có xu thế an phận, các hoạt động cạnh tranh không được quyết liệt và mạnh mẽ nên đang bị đối thủ lần lượt qua mặt.

 

Chương trình đã mời anh Nguyễn Việt Cường – Chủ tịch kiêm TGĐ Tập đoàn KOSY, người đứng đầu tập đoàn kinh doanh đa ngành có gần 10 DN hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau đến giải quyết vấn đề.

 

Anh Nguyễn Việt Cường cho rằng “Hệ thống phân phối của lĩnh vực kinh doanh thực phẩm đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Nếu hệ thống phân phối của DN không mạnh, không đủ sức cạnh tranh thì sớm muộn gì DN cũng sẽ thất thủ. Do đó, cần phải tái cơ cấu lại hệ thống phân phối, chuyển đổi từ mô hình các nhà phân phối gia đình, xoá bỏ các đặc quyền đặc lợi, sang mô hình các nhà phân phối chuyên nghiệp”. Ý kiến này đã gặp phải sự phản đối của các cổ đông trong chương trình.

 

Nguồn Enternews


Tin liên quan:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang