Thứ Bẩy, 11/05/2024 02:24:40 GMT+7

Tin đăng lúc 16-04-2016

Lượt xem: 2733

Doanh nghiệp công nghệ cao vừa và nhỏ Việt Nam cần nắm bắt các cơ hội để vươn xa

Đây là thời điểm thích hợp để doanh nghiệp công nghệ cao vừa và nhỏ Việt Nam nắm bắt các cơ hội để vươn xa. Đó là chia sẻ của ông Jeff McLean - Giám đốc Điều hành Công ty cổ phần UPS Vietnam.
Doanh nghiệp công nghệ cao vừa và nhỏ Việt Nam cần nắm bắt các cơ hội để vươn xa
Lựa chọn giải pháp logistics phù hợp là việc làm cấp bách đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam

Vị thế thuận lợi để bắt đầu xuất khẩu

 

Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam ước tính vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp trong 10 tháng đầu năm 2015 đạt 11,8 tỉ USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu thị trường tiếp tục phát triển theo quỹ đạo như vài năm gần đây, xu hướng tăng này dự kiến sẽ còn tiếp tục và tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp công nghệ cao trong nước vươn ra thế giới.

 

Tuy nhiên khi tìm hiểu sâu, Ngân hàng Phát triển châu Á nhận thấy, chỉ có 36% số doanh nghiệp Việt Nam đang tham gia mạng lưới xuất khẩu và chỉ 21% số doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) tham gia chuỗi cung - cầu, thấp hơn các đối thủ láng giềng như Thái Lan và Malaysia.

 

Trong khi đó, Chính phủ đang khuyến khích mạnh mẽ khối ngành công nghệ cao với khoản đầu tư lên tới 40 tỉ USD cho dự án Saigon Silicon City gần đây, tham vọng biến Việt Nam thành Thung lũng Silicon của châu Á.


Trong bối cảnh như vậy, các DNVVN trong nước đang có vị thế thuận lợi để bắt đầu xuất khẩu. Họ cần tìm hiểu những cơ hội đang có và tính toán phương cách mở rộng kinh doanh ra toàn khu vực.
 

Hiệp định thương mại mở ra những cánh cửa mới

 

Việc hoàn thành đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương và gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN đã tạo ra tiền đề cho các DNVVN trong lĩnh vực công nghệ cao của Việt Nam mở rộng kinh doanh. Tuy nhiên, Việt Nam chỉ mới mở cửa về mặt kinh tế, đối với hầu hết các DNVVN, việc bước ra thị trường quốc tế vẫn còn là khái niệm xa lạ.

 

Các DNVVN cần tiếp cận được các thông tin và hỗ trợ để nắm bắt cơ hội mở rộng thị trường. Việc học hỏi từ các doanh nghiệp khác đóng vai trò thiết yếu khi thâm nhập vào các thị trường mới. Vì thế, các DNVVN sẽ được tư vấn kỹ càng để tìm kiếm cơ hội kết nối với các “ông lớn” trong ngành, học tập những điển hình thành công, cũng như hợp tác với các nhà lãnh đạo cùng chí hướng.

 

Hiểu rõ tầm quan trọng của những yếu tố này, UPS đã hợp tác với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ và Hội đồng Kinh tế Hoa Kỳ - ASEAN để phát triển một chương trình kéo dài trong nhiều năm, giúp các DNVVN của Đông Nam Á hưởng lợi nhiều hơn từ các điều kiện thương mại tự do và để sẵn sàng tâm thế gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu.

 

Đây cũng là một cách để các DNVVN rút ngắn khoảng hụt kiến thức là làm việc với các bên thứ ba cung cấp dịch vụ logistics. UPS cung cấp giải pháp TradeAbility trên nền tảng web, giúp các doanh nghiệp ước tính tổng chi phí giao hàng, truy cập các biểu mẫu chuẩn quốc tế, tìm kiếm các mã hệ thống phù hợp, đồng thời nhận diện những cá nhân hoặc công ty bị hạn chế. UPS nhận thức rõ các thách thức mà DNVVN gặp phải và trên đây là chỉ là một số trong những giải pháp mà UPS cung cấp, giúp các doanh nghiệp nhỏ từng bước gây dựng chỗ đứng trên thị trường.

 

Cơ hội thương mại điện tử

 

Nền kinh tế điện tử đang phát triển ở châu Á Thái Bình Dương, nơi các hoạt động mua bán trực tuyến được ước tính có giá trị lên tới 875 tỉ USD trong năm nay, sẽ tạo sân chơi bình đẳng, giúp các DNVVN Việt Nam tiếp cận thị trường toàn cầu bằng các phương tiện kĩ thuật số.

 

Nghiên cứu gần đây của UPS có tên “Động lực Chi tiêu Công nghiệp” (Industrial Buying Dynamics), tiết lộ xu hướng ngày càng tăng của việc các đơn vị mua hàng công nghiệp ở châu Âu mua trực tiếp từ nhà sản xuất và chuộng những nhà cung cấp có giao diện trang web thân thiện cùng dịch vụ khách hàng tốt hơn.

 

 

Các em nhỏ VN bị bệnh tim được UPS tài trợ sẽ nhập viện và được chuẩn bị mổ ngay

 

Các DNVVN công nghệ cao của Việt Nam cần cải thiện nền tảng di động để có thể vượt trên đối thủ trong cuộc cạnh tranh này. Tương tác với khách hàng trên các nền tảng trực tuyến không còn là điều để tính sau và các DNVVN công nghệ cao cần phát triển dịch vụ chuỗi cung ứng toàn diện.

 

Công nghệ và các giải pháp giảm bớt rủi ro

 

Khảo sát CITC của UPS cho biết, có tới 60% số doanh nghiệp tham gia khảo sát nêu ra nhu cầu cải thiện năng lực của mình trong các lĩnh vực khác nhau về quản lý rủi ro như thực hiện biện pháp đối phó, giảm bớt rủi ro, lập kế hoạch đối phó; quản lí và điều phối sự kiện.

 

Ngày nay có nhiều giải pháp mà các DNVVN trong nước có thể sử dụng để hạn chế các yếu tố làm gián đoạn vận hành. Bằng việc hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ chuyển phát như UPS, có thể xây dựng kế hoạch dự phòng bão cho các khách hàng, sử dụng nhiều phương thức vận tải, phòng khi có sự cố xảy ra ở một tuyến đường, chúng tôi có thể chuyển sang tuyến khác để hàng được chuyển đến hoặc đi kịp thời.

 

Các DNVVN có thể ngại gửi những đơn hàng khối lượng lớn, giá trị cao, nhưng ngày nay, công nghệ đã cho phép các DNVVN theo dõi việc vận chuyển từ bàn làm việc của mình. UPS cung cấp dịch vụ Flex Global View cho phép khách hàng theo dõi từng bước giao hàng 24/7 trên web. Với thông tin được cung cấp, khách hàng có thể dự đoán và giải quyết các vấn đề trong chuỗi cung ứng, giảm thiểu gián đoạn trong vận hành để có thể toàn tâm tập trung gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu./.

 

Jeff McLean

Giám đốc Điều hành Công ty CP UPS Vietnam


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang