Chủ Nhật, 28/04/2024 22:13:09 GMT+7

Tin đăng lúc 11-07-2017

Lượt xem: 16377

Công ty TNHH MTV Thí nghiệm Điện miền Trung (CPCETC): Đồng hành cùng sự phát triển điện Miền Trung – Tây Nguyên

Công ty TNHH MTV Thí nghiệm Điện miền Trung được thành lập theo quyết định số 538/QĐ-EVN ngày 06/09/2011 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, tiền thân là Trung tâm Thí nghiệm điện miền Trung - đơn vị được thành lập với chức năng thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị điện; thiết kế, lắp ráp thiết bị điện. Công ty đã nhanh chóng trở thành một trong những Công ty thí nghiệm điện lớn của cả nước, có năng lực và kinh nghiệm, đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, độ tin cậy.
Công ty TNHH MTV Thí nghiệm Điện miền Trung (CPCETC): Đồng hành cùng sự phát triển điện Miền Trung – Tây Nguyên
CPCETC thí nghiệm đưa vào vận hành TBA 110kV Đăk Hà - Kon Tum

Từ những nỗ lực vượt khó ban đầu

      

Đồng hành với sự phát triển nguồn và lưới điện miền Trung - Tây Nguyên, Trung tâm Thí nghiệm điện - nay là Công ty TNHH MTV Thí nghiệm điện miền Trung vươn lên không ngừng, Công ty luôn phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ kế hoạch được Tổng công ty Điện lực miền Trung và Tập đoàn Điện lực Việt Nam giao, có sự tăng trưởng, phát triển mạnh mẽ về nguồn nhân lực cũng như cơ sở vật chất, thiết bị; uy tín, thương hiệu CPCETC ngày càng được khẳng định trong và ngoài ngành.

    

Những năm gần đây, để đáp ứng với nhu cầu bức thiết của nền kinh tế, hàng loạt nhà máy điện công suất lớn được xây dựng trên phạm vi cả nước, các Trung tâm Thí nghiệm điện được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ thí nghiệm đưa vào vận hành các công trình nhà máy thủy điện theo cơ chế 197/400. Bằng năng lực, kinh nghiệm sẵn có, với trang thiết bị tiên tiến, hiện đại, cùng sự nỗ lực hết mình của tập thể CBCNV, hàng loạt các nhà máy thủy điện vừa và lớn ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên lần lượt được đưa vào vận hành an toàn, đảm bảo chất lượng và tiến độ: Nhà máy Thủy điện Rào Quán 2x33MW (2007); A-Vương 2x105MW (2008); Sông Ba hạ 2x110MW (2009); Buôn Tuasha 2x42,5MW (2009); Pleik- rong 2x50MW (2010); Sesan 4 3x130MW (2010); Sêrêpok 3 2x90MW (2010); Sông Tranh 2 2x95MW (2011); An Khê 2x80MW (2011); trong đó có những thời điểm, Trung tâm phải triển khai cùng lúc 3 nhà máy thủy điện nhưng vẫn bảo đảm an toàn, chất lượng và tiến độ, điều đó chứng tỏ năng lực và nỗ lực rất lớn của Trung tâm.

 

Song song với các công trình tầm cỡ và quan trọng như trên, hàng năm CPCETC còn đảm bảo tốt công tác thí nghiệm đưa vào vận hành phục vụ việc mở rộng, nâng cấp hệ thống lưới điện 500 kV, 220 kV, 110 kV khu vực miền Trung và Tây Nguyên. một số công trình tiêu biểu như: Công trình đường dây 500 kV Bắc – Nam mạch 2; Trạm biến áp 500 kV Dốc Sỏi; mở rộng 2 trạm 500 kV Đà Nẵng – Pleiku; các trạm biến áp 220 kV Huế; Hòa Khánh; Quảng Ngãi; Nha Trang,…. Đồng thời, hằng năm CPCETC còn tham gia thí nghiệm định kỳ phục vụ tốt công tác quản lý vận hành, cũng như tích cực tham gia xử lý sự cố trên hệ thống điện miền Trung và Tây Nguyên, tham gia thí nghiệm định kỳ toàn bộ hoặc một phần trên lưới điện miền Trung và Tây Nguyên gồm 4 trạm 500 kV; 10 trạm 220 kV; 84 trạm 110 kV trong và ngoài ngành.

      

Đến tăng cường đầu tư năng lực xứng tầm nhiệm vụ

 

 

 

CPC ETC thực hiện công tác thí nghiệm thanh dẫn tổ hợp máy phát 2, Nhà máy thủy điện Đồng Nai 5

 

Phát huy năng lực hiện có về con người và trang thiết bị, CPCETC đã sớm triển khai công tác đa dạng hóa sản xuất trên một số lĩnh vực như: Thiết kế, chế tạo tủ bảng điện đo lường, điều khiển, bảo vệ cho các trạm biến áp 35 kV, 110 kV, 220 kV; Thiết kế, chế tạo bàn kiểm định công tơ 1 pha, 3 pha; Tham gia đấu thầu cung cấp thiết bị, vật tư, xây lắp các trạm biến áp 35 kV, 110 kV cho các dự án trong và ngoài ngành. CPCETC đang là đơn vị đầu tiên trong cả nước thực hiện việc thiết kế, chế tạo tủ bảng điện đo lường, điều khiển, bảo vệ các trạm biến áp 35 kV, 110 kV, 220 kV thay cho thiết bị nhập ngoại. Năm 1993, CPCETC đã đàm phán với Công ty LG Hàn Quốc thành lập nhà máy chế tạo tủ bảng điện tại Đà Nẵng và chuyển ra Đông Anh – Hà Nội. Hiện nay, hàng ngàn tủ bảng điện các loại do CPC ETC chế tạo đang vận hành tốt trên lưới điện miền Trung và Tây Nguyên.

     

 Không ngừng hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản lý doanh nghiệp, CPCETC đã sớm xây dựng và đưa vào áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 nay là ISO 9001:2008 từ tháng 12/2003. Đồng thời, là doanh nghiệp với ngành nghề hoạt động đặc thù, chuyên sâu về kỹ thuật, để phù hợp xu thế hội nhập quốc tế, ETC đã xây dựng và được công nhận phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế theo tiên chuẩn ISO/IEC 17025 từ tháng 01/2008.

       

Yếu tố con người trong tầm nhìn phát triển bền vững

 

 

 

Khóa đào tạo chuyên sâu về hệ thống SCADA cho các Trung tâm điều khiển do CPCETC tổ chức

 

Đáp ứng nguồn nhân lực ngang tầm nhiệm vụ, năm 2016, Lãnh đạo EVNETC đã khẩn trương đầu tư công tác nhân lực, tổ chức đào tạo tập trung và cấp bằng kiểm định viên an toàn kỹ thuật các thiết bị, dụng cụ điện cho gần 50 CBCNV, đào tạo cài đặt, kiểm định công tơ điện tử và kiểm định máy biến dòng, máy biến áp đo lường cho hơn 60 học viên thuộc 13 Chi nhánh. Đồng thời, tổ chức lớp đào tạo học viên tại Trung tâm Quatest 2 và cấp bằng kiểm định viên cấp quốc gia về kiểm định công tơ điện tử và máy biến dòng, biến áp đo lường. Công tác đào tạo nguồn nhân lực đã được gắn với thực tế sinh động,  tạo thế và lực mới để nhân rộng việc bồi dưỡng và hỗ trợ cho 13 đơn vị thành viên trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

 

Với năng lực về con người và thiết bị, với sự lãnh đạo linh hoạt và tầm nhìn thiết thực, CBCNV CPCETC đã đồng tâm hiệp lực hướng về mục tiêu chung. Triển khai kế hoạch năm 2017, CPCETC đã lần lượt thí nghiệm định kỳ toàn trạm cho 34 trạm biến áp 110 kV, thí nghiệm hết thời hạn bảo hành (HBH) 23 trạm, thí nghiệm định kỳ dầu, chống sét 51 trạm thuộc Công ty Lưới điện cao thế miền Trung (CPCCGC) và thí nghiệm định kỳ 06 nhà máy thủy điện.

       

Nhờ áp dụng các biện pháp điều hành linh hoạt, hạn chế thời gian cắt điện trên lưới, đến nay công tác thí nghiệm định kỳ (TNĐK) đã đạt được khối lượng khá lớn. CPCETC đã hoàn thành đạt khoảng 45% khối lượng TNĐK toàn trạm, hơn 40% khối lượng thí nghiệm HBH, 100% khối lượng TNĐK dầu, chống sét và trên 50% khối lượng TNĐK nhà máy thủy điện. CPCETC đã hoàn thành thí nghiệm tại 06 trạm, gồm Phong Điền; Hoài Nhơn; Huế 2; Đak Tô; Tuy Hòa; An Nhơn và trạm Đồn Phó.

 

Những năm qua và tầm nhìn từ năm 2017, với năng lực nội tại, ETC đã và sẽ hoàn thành xuất sắc khối lượng công tác chuyên môn, nối tiếp truyền thống, đảm bảo cho nguồn, lưới điện miền Trung - Tây Nguyên vận hành ổn định, an toàn và hiệu quả, tiếp tục khẳng định vị thế mới của ETC trong bước phát triển điện năng miền Trung – Tây Nguyên.

 

                                                                                Văn Thuận


| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang