Thứ Năm, 02/05/2024 02:22:28 GMT+7

Tin đăng lúc 19-05-2022

Lượt xem: 1515

4 tháng đầu năm, ngành Dệt may và Da giày nhập khẩu gần 10 tỷ USD nguyên phụ liệu

Theo số liệu của Tổng cục Hải Quan, trong 4 tháng đầu năm 2022, Việt Nam đã chi đến gần 10 tỷ USD để nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ ngành sản xuất dệt may và da giày trong nước, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm trước.
4 tháng đầu năm, ngành Dệt may và Da giày nhập khẩu gần 10 tỷ USD nguyên phụ liệu
Chỉ trong 4 tháng, Việt Nam đã chi gần 10 tỷ USD để nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ ngành Dệt may và Da giày trong nước

 

Những nguyên liệu nhập khẩu bao gồm bông, xơ sợi dệt, vải các loại, nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày… Trong đó, đáng chú ý là vải các loại với tổng kim ngạch nhập khẩu lên đến 5,05 tỷ USD, tăng 15,1%, và mặt hàng bông các loại đạt 1,22 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên phụ liệu dệt may, da giày đạt 2,27 tỷ USD, tăng 6,3%; và xơ sợi dệt các loại đạt 903 triệu USD, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm trước.

 

Đáng chú ý, theo các doanh nghiệp, nhóm hàng nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành dệt may và da giày nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc, chiếm tỷ trọng khoảng 50%.

 

Ngành Dệt may và Da giày Việt Nam có thị trường rộng lớn, tuy nhiên, việc công nghiệp hỗ trợ cho hai ngành này chưa đáp ứng được nhu cầu đã khiến một nguồn lớn nguyên liệu cho hai ngành này vẫn phải nhập khẩu. Mới đây, các doanh nghiệp dệt may và da giày cho biết lượng đơn hàng xuất khẩu tăng cao và nhiều doanh nghiệp đã có đơn hàng đến hết quý 3 hoặc chậm chí có doanh nghiệp đơn hàng làm cho cả năm 2022. Việc các đơn hàng xuất khẩu tăng cao cũng gắn liền với việc nhập khẩu nguyên phụ liệu cho hai ngành này cũng tăng cao.

 

Theo giới phân tích, để hưởng các lợi thế FTA, điều tiên quyết là phải phát triển về nguyên phụ liệu. Vì vậy, việc sớm phát triển đồng bộ công nghiệp hỗ trợ sẽ mang lại hiệu quả cao hơn cho dệt may và da giày Việt Nam. Cần phát triển dệt may và da giày theo hướng chuyên môn hóa, tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp để hình thành nên các cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị cho ngành, giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.

 

Minh Vũ


| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang