Thứ Năm, 19/09/2024 00:57:06 GMT+7
Lượt xem: 630

Tin đăng lúc 31-07-2024

Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và đảm bảo an toàn thực phẩm mùa mưa bão

Xác định công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), ngăn ngừa bệnh dịch trước, trong và sau bão, lũ là vô cùng quan trọng, cần phải có kế hoạch chuẩn bị trước khi vào mùa bão lụt nên Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) luôn đưa ra một số khuyến cáo sau để bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh, góp phần bảo đảm sức khỏe cộng đồng trong mùa mưa bão.
Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và đảm bảo an toàn thực phẩm mùa mưa bão
Mưa lớn nhiều ngày gây ngập úng tại xóm Bến Vôi, xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai

Những ngày qua, tình trạng mưa bão, ngập lụt xảy ra tại nhiều địa phương như Sơn La, Hà Giang, Hòa Bình. Tại Hà Nội, nhiều tuyến đường, khu dân cư ở nhiều xã một số huyện ngoại thành bị ngập sâu, gây nhiều khó khăn cho đời sống sinh hoạt của người dân.

 

Theo Cục An toàn thực phẩm, mưa lụt và các thay đổi bất thường về thời tiết là những điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển, gây tình trạng ô nhiễm thực phẩm như ôi, thiu, mốc và sinh độc tố. Nếu sử dụng những thực phẩm này, con người rất dễ bị ngộ độc.

 

Nguồn nước sử dụng để ăn uống, chế biến thực phẩm trong thời gian này cũng có thể bị ô nhiễm do bị ngập úng, lụt lội. Động vật gia súc, gia cầm bị nhiễm bệnh cũng thể dẫn đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm khi sử dụng.

 

Ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm thường gặp sau mưa bão, lụt, thiên tai như: Bệnh tả, thương hàn, lỵ trực trùng, bệnh than, bệnh tiêu chảy, viêm gan A, E...

 

Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân nên thực hiện các biện pháp sau để đảm bảo VSATTP mùa mưa bão:

 

Dự trữ và bảo quản lương thực, thực phẩm an toàn, cảnh giác với các nguy cơ gây ô nhiễm (ô nhiễm vi sinh, ô nhiễm hóa học, ô nhiễm vật lý);

 

Rửa tay sạch bằng xà phòng và nước (hoặc chất tẩy pha loãng) sau khi đi vệ sinh, trước và sau khi tiếp xúc với thực phẩm sống và trước khi ăn;

Làm vệ sinh tất cả bề mặt, dụng cụ sử dụng trong quá trình chuẩn bị thực phẩm; Không chế biến thực phẩm trực tiếp trong môi trường nước bị ngập lụt;

 

Bảo vệ khu vực bếp và thực phẩm tránh khỏi các loại côn trùng, sâu bọ và các động vật khác;

 

Không sử dụng các loại thực phẩm đóng hộp bị ngâm trong nước, hoen rỉ, ngấm nước, bùn…;

 

Những người bị tiêu chảy, hoặc có các biểu hiện khác phải tránh xa khu vực chế biến thực phẩm; Phân và chất thải phải cách xa khu vực chuẩn bị thực phẩm (bếp và nhà vệ sinh phải riêng biệt).

 

Đặc biệt, mỗi gia đình nên có hộp thuốc gia đình, trong đó dự trữ một số thuốc trị bệnh đường tiêu hóa và thuốc chữa bệnh ngoài da đã được bác sỹ hướng dẫn cách sử dụng. Điều này là vô cùng cần thiết đối với nhân dân thường sống trong khu vực dễ bị tác động bởi mùa mưa bão, lũ lụt.

 

Sau mùa bão lũ, các gia đình khó khăn thường rơi vào tình trạng túng quẫn nên rất dễ làm liều, làm ẩu trong việc chế biến thực phẩm. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo để đảm bảo ATVSTP, tuyệt đối không sử dụng thực phẩm đã ôi thiu, mốc hỏng; không sử dụng gia súc, gia cầm chết do ngập nước, do ngộ độc, hoặc chết không rõ nguyên nhân để chế biến làm thực phẩm. Bởi vì đây rất có thể chính là nguyên nhân gây ra những hiểm họa dẫn đến tử vong và những hệ lụy lớn hơn mà có thể hết mùa mưa bão vẫn chưa khắc phục được. 

 

Minh Ngọc


Tin liên quan:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang