Thứ Hai, 07/10/2024 14:31:44 GMT+7
Lượt xem: 1473

Tin đăng lúc 24-10-2021

Ngày càng nhiều doanh nghiệp trong nước hướng tới mô hình kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững

Theo kết quả khảo sát trên 100 doanh nghiệp vừa và lớn nằm trong ngành hàng thực phẩm và đồ uống không cồn của Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam công bố đầu tháng 10/2021, có tới hơn 90% doanh nghiệp trong nước đã có các hoạt động chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn.
Ngày càng nhiều doanh nghiệp trong nước hướng tới mô hình kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững
3.3. Mô hình kinh tế tuần hoàn RESOLVE đang được HEINEKEN VN áp dụng

Kinh tế tuần hoàn đang trở thành xu thế tất yếu nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững trong bối cảnh tài nguyên ngày càng suy thoái, cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm, biến đổi khí hậu diễn biến khốc liệt. Đối với doanh nghiệp, kinh tế tuần hoàn góp phần giảm rủi ro về khủng hoảng thừa sản phẩm, khan hiếm tài nguyên, giảm chi phí sản xuất, tăng chuỗi cung ứng, qua đó giúp doanh nghiệp phát triển theo hướng bền vững.

 

Theo ông Brendan Edgerton, Giám đốc Chương trình kinh tế tuần hoàn thuộc Hội đồng, hiện chỉ có 8,6% sản lượng sản xuất tham gia vào vòng tuần hoàn và nếu theo tỷ lệ này, nhu cầu tiêu thụ lượng tài nguyên vào năm 2060 sẽ gấp đôi năm 2015, gây áp lực đến hệ sinh thái môi trường. Do vậy, mỗi doanh nghiệp đều cần trải qua các bước cải tiến về quy trình sản xuất, sản phẩm và mô hình kinh doanh nhằm mang lại nhiều lợi ích không chỉ là tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế, lợi ích xã hội.

 

Nền kinh tế sẽ đạt được vòng tuần hoàn khép kín với sự tham gia tổng thể và toàn diện của các ngành, nghề, lĩnh vực sản xuất thông qua việc chia sẻ thông tin, ứng dụng những mô hình kinh doanh mới, kết hợp các chuỗi cung ứng nhằm đạt được những mục tiêu được tính toán khoa học với sự hỗ trợ từ hệ thống luật và các quy định quản lý từ Chính phủ. Khi đó, các doanh nghiệp không còn phải tiêu thụ thật nhiều tài nguyên để đạt được những con số tăng trưởng kinh tế khả quan. Đồng thời, sẽ thu được những lợi ích tích cực về môi trường và xã hội nhằm chuyển đổi toàn diện hệ thống sản xuất và tiêu dùng sang một định hướng mới, giúp giảm thiểu biến đổi khí hậu, suy thoái tài nguyên thiên nhiên, và cả sự bất bình đẳng đang leo thang.

 

Hà Đăng


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang