Thứ Năm, 14/11/2024 01:02:19 GMT+7
Lượt xem: 3009

Tin đăng lúc 06-12-2019

Lễ bấm nút, khai mạc Tuần lễ Thương mại điện tử và Công nghệ số, kích hoạt Ngày mua sắm trực tuyến 2019

Tối 05/12/2019, Bộ Công Thương phối hợp cùng UBND Thành phố Hà Nội, UBND thành phố Đà Nẵng, UBND thành phố Hồ Chí Minh tổ chức lễ kích hoạt Ngày mua sắm trực tuyến Online Friday 2019 và khai mạc Tuần lễ trải nghiệm thương mại điện tử và công nghệ số tại 3 tâm điểm của 3 thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh.
Lễ bấm nút, khai mạc Tuần lễ Thương mại điện tử và Công nghệ số, kích hoạt Ngày mua sắm trực tuyến 2019
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Doãn Toản cùng Lãnh đạo các Bộ, ngành, các đơn vị thuộc Bộ Công Thương... đã đến tham dự buổi Lễ và trải nghiệm, tham quan tại các gian hàng.

 

Online Friday thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển đột phá của lĩnh vực thương mại điện tử

 

Ngày mua sắm trực tuyến – Online Friday đã được Chính phủ phê duyệt và tổ chức thường niên vào ngày thứ 6 đầu tiên của tháng 12. Theo đó, Bộ Công Thương chủ trì, giao Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số là đơn vị đầu mối, tổ chức, phối hợp cùng các tổ chức và doanh nghiệp triển khai nhằm đem lại những lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng khi tham gia mua sắm, xây dựng một liên kết chặt chẽ, bền vững giữa cộng đồng doanh nghiệp từ nhà sản xuất, nhà phân phối đến các đơn vị cung ứng dịch vụ hạ tầng cho thương mại điện tử.

 

Phát biểu khai mạc tại buổi Lễ, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, Chương trình Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam đã được tổ chức thường niên theo chỉ đạo của Chính phủ. Đây là một hoạt động có ý nghĩa hết sức quan trọng để cộng đồng doanh nghiệp cùng chung tay, xây dựng những giải pháp hướng đến người dân, người tiêu dùng; xây dựng niềm tin trong giao dịch thương mại điện tử nói riêng và xu hướng giao dịch số tại Việt Nam trong thời gian tới.

 

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, Chương trình Ngày mua sắm trực tuyến – Online Friday đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển, đột phá của lĩnh vực thương mại điện tử, cũng như nền kinh tế số tại Việt Nam, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế theo định hướng của Chính phủ về phát huy lợi thế công nghệ, đón bắt cơ hội đem lại của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra trên toàn thế giới hiện nay.

 

Chương trình Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam lần thứ 6 tiếp tục xây dựng nền móng cho kinh tế số, trở thành một trục kết nối trọng yếu các doanh nghiệp trong ngành thương mại điện tử, từ các nhà chuyển phát, các đơn vị thanh toán, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin, đến các doanh nghiệp sản xuất, bán lẻ, cùng chung sức tạo cho người dân, người tiêu dùng những lợi ích rõ ràng, xây dựng uy tín cho các hoạt động phát triển kinh tế của Chính phủ.

 

Bộ trưởng khẳng định, Bộ Công Thương cam kết với cộng đồng doanh nghiệp và người tiêu dùng sẽ tiếp tục cùng với các Bộ, ngành, địa phương xây dựng nền tảng và công cụ pháp lý, bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng cũng như của cộng đồng doanh nghiệp, thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của thương mại điện tử và mua sắm trực tuyến, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội.

 

 

Sự phát triển, trưởng thành cả về số lượng và chất lượng

 

Trong 6 năm qua, chương trình Ngày mua sắm trực tuyến, Online Friday, đã có sự phát triển, trưởng thành cả về số lượng và chất lượng. Số lượng thể hiện ở doanh nghiệp tham gia, số lượng sản phẩm, đơn hàng, doanh số tăng trưởng qua mỗi năm. Chất lượng thể hiện ở việc kiểm soát về giá ảo, sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng. Bộ Công Thương đã chú trọng vào phát triển các giải pháp về công nghệ, cũng như quy trình phối hợp với các doanh nghiệp, để kiểm soát việc doanh nghiệp tham gia phải đăng ký sản phẩm chính hãng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Năm nay, trên 60.000 sản phẩm chính hãng sẽ chính thức được các doanh nghiệp giới thiệu, mở bán trên hệ thống Online Friday trong Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam 2019.

 

Bắt đầu từ năm 2014, với tổng doanh số bán hàng của các doanh nghiệp tham gia đạt ở mức trên 160 tỷ đồng, đến năm 2018, chương trình đã thu hút được hơn 3.000 doanh nghiệp tham gia với hơn 27.000 mặt hàng, sản phẩm chính hãng được các doanh nghiệp đăng ký tham gia; tổng giá trị giao dịch hàng hóa trong 24 giờ tổ chức chương trình ước tính đạt trên 2000 tỷ đồng với 1,8 triệu đơn hàng, thu hút hơn 25 triệu lượt tương tác của người tiêu dùng trên hệ thống và mạng xã hội. Sự kiện Tuần lễ trải nghiệm Công nghệ số và Thương mại điện tử được tổ chức cũng được các doanh nghiệp, người tiêu dùng hưởng ứng tích cực, các cơ quan thông tấn, báo chí, đơn vị truyền thông và xã hội đánh giá cao.

 

 

Với công tác tổ chức được chuẩn bị kỹ càng, Online Friday năm nay quy tụ nhiều sàn thương mại điện tử như Shopee, Tiki, Sendo, Voso, Sanhangre..., các doanh nghiệp sản xuất như Oppo, Habeco,… cùng các nhà phân phối hàng chính hãng và các thương hiệu Việt uy tín. Hàng hóa được tung ra dịp này bao gồm các ngành hàng nhu yếu phẩm phục vụ Tết, đồ gia dụng, công nghệ, mỹ phẩm, thời trang chính hãng, vé máy bay, sách và văn phòng phẩm...

 

Trong đó, có 50.000 mặt hàng đến từ hơn 1.000 thương hiệu được tung ra với mức giá ưu đãi giảm đến 70% trong dịp này. Ban tổ chức dự kiến, sự kiểm soát chất lượng hàng hóa chặt chẽ và mức ưu đãi lớn này sẽ là động lực để Ngày Online Friday năm nay đạt hơn 2.500 tỷ đồng giao dịch.

 

 

Theo công bố của Ban tổ chức chương trình, năm 2019 sẽ là năm mở đầu cho hoạt động thường xuyên của Bộ Công Thương đem đến cho khách hàng, người tiêu dùng trên toàn quốc những chương trình CHỈ CÓ HÀNG CHÍNH HÃNG "EVERY FRIDAY" sẽ diễn ra bắt đầu từ ngày 06/12/2019 trên hệ thống website www.onlinefriday.vn và app Online Friday (iOS và Android).

 

Chương trình Ngày mua sắm trực tuyến là một trong những hoạt động nổi bật, nằm trong các chương trình, nhiệm vụ của Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2014 – 2020 được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 689/QĐ-TTg ngày 11 tháng 5 năm 2014.

 

Theo moit.gov.vn

 


| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang