Chủ Nhật, 06/10/2024 18:16:10 GMT+7
Lượt xem: 4842

Tin đăng lúc 23-05-2015

Giá xăng, điện “đẩy” CPI 2 thành phố lớn tăng khá

Do việc điều chỉnh tăng giá xăng dầu vào ngày 5/5, nên chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Hà Nội trong tháng 5 đã tăng 0,12%, còn CPI của TPHCM tăng 0,3% so với tháng trước. Theo Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội tháng 5/2015 của Cục Thống kê TP. Hà Nội, CPI toàn Thành phố tháng này tiếp tục tăng 0,12% so với tháng 4 và tăng 0,93% so với cùng kỳ năm trước.
Giá xăng, điện “đẩy” CPI 2 thành phố lớn tăng khá

Nguyên nhân chính khiến CPI của Hà Nội tháng 5 tăng là do giá xăng dầu được điều chỉnh tăng từ ngày 5/5, kéo theo một số nhóm hàng tăng theo, đặc biệt là nhóm giao thông tăng 1,06% so với tháng trước.

 

Trong tháng 5, có 9/11 nhóm hàng có chỉ số giá tăng so với tháng trước. Trong đó, nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 1,44%; nhóm giao thông tăng 1,06%; nhóm đồ uống, thuốc lá tăng 0,47%; nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,3%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,28%...

 

Chỉ có duy nhất một nhóm hàng có chỉ số giá giảm so với tháng trước là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,43%.

 

Nhóm bưu chính viễn thông không đổi so với tháng trước.

 

Theo đánh giá của Cục thống kê TP. Hà Nội, nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng giá là do bắt đầu vào mùa nắng nóng, nên sản lượng tiêu thụ điện, nước của các hộ gia đình tăng khiến cho giá điện bình quân tăng.

 

Do giá gas thế giới bình quân tháng 5 vừa công bố ở mức 470 USD/tấn, tăng 5 USD/tấn so với tháng trước, nên ngay từ đầu tháng 5 giá gas trong nước đã được điều chỉnh tăng. Các mặt hàng khác trong nhóm như sắt thép… giảm nhẹ, đá cát, sỏi tăng nhẹ.

 

Không nằm trong giỏ tính chỉ số giá, giá vàng và giá USD tiếp tục có diễn biến trái chiều khi giá vàng trên thị trường Hà Nội tiếp tục giảm 0,13% và giá USD tăng 0,44% so tháng trước.

 

TPHCM: CPI tháng 5 tăng 0,3%

 

Theo Cục Thống kê TPHCM, CPI tháng 5 trên địa bàn Thành phố tiếp tục tăng nhẹ với mức 0,3% so với tháng 4.

 

Như vậy, so với tháng 5/2014, CPI tháng 5 tăng 0,74%. So với tháng 12/2014, chỉ số giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng giảm 0,39%.

 

Trong đó, có 4/11 nhóm hàng giảm là: Ăn và dịch vụ ăn (-0,06%), bưu chính viễn thông (-0,02%), hàng hóa và dịch vụ khác (-0,04%).

 

5 nhóm tăng giá là: Nhóm may mặc mũ nón giày dép (+0,10%), thiết bị đồ dùng gia đình (+0,02%), giao thông (+1,05%), nhóm văn hóa giải trí du lịch (+0,07%).

 

3 nhóm còn lại là đồ uống và thuốc lá, thuốc và dịch vụ y tế và giáo dục không biến động.

 

Giá lương thực sau nhiều tháng liên tục giảm nay có mức tăng nhẹ 0,06% so với tháng trước do tác động từ chương trình thu mua gạo tạm trữ theo chỉ tiêu của Hiệp hội Lương thực Việt Nam. Tuy nhiên so với đầu năm, giá lương thực vẫn giảm với mức 0,72%. Xu hướng giá lương thực vẫn giảm khi cung tăng cao, cầu xuất khẩu không tăng tương ứng.

 

Giá thực phẩm tiếp tục giảm với mức 0,13% sau khi đã giảm ở tháng trước với mức 0,13%, so với đầu năm giá thực phẩm tăng 0,33%.

 

Ăn uống ngoài gia đình không biến động so tháng trước tăng và tăng 0,66% so đầu năm.

 

Nhóm nhà ở điện nước chất đốt tăng 2,18% chủ yếu do giá điện tăng từ 2 nguyên nhân: Ngành điện áp dụng biểu giá mới và thời tiết nắng nóng làm mức tiêu thụ điện tăng cao, ngoài ra giá một số mặt hàng vật liệu xây dựng như xi măng, cát, gạch lát nền tăng nhẹ từ 0,5-3%.

 

Nhóm giao thông tăng 1,05% so tháng trước, trong đó giá xăng được điều chỉnh ngày 5/5 tăng 1.950 đồng/lít, làm cho mặt hàng này có mức tăng 2,45%. Giá cước tàu hỏa tăng nhân dịp lễ với mức 4,25%.

 

Nhóm văn hóa giải trí và du lịch: Tăng nhẹ 0,07% chủ yếu do du lịch trọn gói trong nước tăng 0,3%.

 

Không nằm trong rổ hàng hóa tính CPI, chỉ số giá vàng tháng 5 giảm 0,6% so tháng 4. Chỉ số giá USD tháng 5 tăng 0,06% so tháng 4.

 

Nguồn: Báo điện tử Chính Phủ


| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang