Thứ Ba, 08/10/2024 00:14:19 GMT+7
Lượt xem: 3381

Tin đăng lúc 20-06-2017

“Chuyện nhà Dr Thanh”: Thành đạt là một cách hạnh phúc!

Được hỏi về cảm nhận của mình về những ý kiến trái chiều quanh cuốn tự chuyện “Chuyện nhà Dr Thanh”, tác giả Trần Uyên Phương chia sẻ: tôi viết bằng cảm xúc, bằng con tim hơn lý trí. Sau bao sóng gió, điều đọng lại lớn lao là tình thân gia đình thiêng liêng và trân quý vì thế, mọi người hiểu là tốt, còn không hiểu cũng không sao.
“Chuyện nhà Dr Thanh”: Thành đạt là một cách hạnh phúc!
Tác giả Trần Uyên Phương là con gái cả của Chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát. Sau khi tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh tại Singapore, cô trở về Việt Nam tham gia vào công việc kinh doanh của gia đình từ những vị trí thấp nhất để có thể nắm giữ cương vị Phó tổng giám đốc như hiện tại.

- Chị có thể bật mí lý do viết cuốn sách này?

 

Cuốn tự truyện này tôi phải mất 10 năm trăn trở. Nhưng tôi tin, cuốn sách như một món quà, một lời cảm ơn ba mẹ đã sinh ra anh chị em của tôi và nuôi lớn chúng tôi nên người.

 

Hơn nữa, qua những biến cố, thăng trầm đeo đuổi trong suốt thời gian qua, điều quan trọng hơn cả là sau mọi sóng gió, gia đình nhà Dr Thanh cùng nắm tay nhau, với yêu thương sâu sắc, với cảm thông và kết nối. Gia đình thực sự là nền tảng sâu sắc nhất và vững chắc nhất để mỗi đứa con có thể học hỏi, trưởng thành và mang đến cho cuộc đời những giá trị riêng có của mình.

 

- Nghề viết sách của các nhà văn chuyên nghiệp là một nghề lao động cực nhọc, chị là một người không chuyên, lại còn phải lo việc kinh doanh của Tập đoàn. Vậy chị có cảm thấy khó khăn không, khi cả chuyện trong gia đình Dr Thanh thuộc dạng… khó chia sẻ với độc giả?

 

Tôi viết cuốn sách một cách rất thận trọng. Quá trình viết sách thì tốn rất nhiều thời gian của tôi cho cái việc sưu tập dữ liệu. Và khi tôi nghe được câu chuyện của ba tôi từ những người xung quanh thì tôi lại đến nhà của họ hoặc mời họ ra quán café để nghe tiếp câu chuyện đó.


 

Sau đó thì tôi lại dùng những câu chuyện đó và những dữ liệu đó đi hỏi tiếp những người đã tham gia và đã có mặt, cho nên nó tốn rất nhiều thời gian. Đó là lý do vì sao cho đến bây giờ đã là gần 10 năm để có thể cho ra mắt và ra đời cuốn sách. Tôi rất cảm ơn ba tôi là đã đồng ý và đã nghe họ kể lại những câu chuyện cũ, sau đó ba tôi kiểm chứng và cho tôi biết những cái nào đúng, những cái nào là quan điểm cá nhân, cái nào là quan điểm và cơ sở dữ liệu. Từ đó tôi từng bước, từng bước mà thu thập thông tin, tư liệu.

 

Đồng thời tôi cũng cảm ơn mẹ tôi. Tôi muốn hoàn tất cuốn sách nên cho đến khi bà ốm tôi cũng liên tục đến hỏi thăm và chia sẻ cũng như là kể chuyện.

 

Còn những nhân vật khác có trong truyện thì những đoạn nào có liên quan đến họ thì tôi đều phải đến và đọc cho họ nghe từng đoạn. Và để tạo sự hấp dẫn cho cuốn sách thì tôi đã không cho ai đọc nguyên bản nếu mà họ có tham gia trực tiếp vào trong cuốn sách, nên hô không biết là phiên bản cuối cùng của cuốn sách là ra như thế nào. Cũng có một số người không muốn xuất hiện trong cuốn sách thì tôi cũng tôn trọng họ là tôi không nêu tên họ trong cuốn sách. Nhờ sự giúp đỡ của họ thì tôi có thêm tư liệu để kiểm tra lại cuốn sách và hoàn tất nó.

 

- Vậy cảm giác của chị khi phải lục tung quá khứ và nhìn lại những thăng trầm dường như chưa bao giờ dứt của gia đình?

 

Khó nhất là làm sao để ráp nối tất cả những dữ liệu đó, những cảm xúc đó để thành câu chuyện.Để có thể trả lời này dễ dàng hơn những người khác thì tôi phải cảm ơn bố mẹ tôi, đã dạy và cho chúng tôi bài học và sự integrity, tạm dịch sang tiếng Việt là “chính trực”, là sống thật với bản thân.

 

Để cuốn sách được hoàn thành như ngày hôm nay thì tôi cũng phải cảm ơn đến các anh chị biên tập cuốn sách đã tổ chức một số các nhóm để đọc cuốn sách để các anh chị cảm nhận và phê bình, dựa vào đó mà tôi tiếp tục cải tiến. Sự thành công của nó không phải là một mình tôi làm nên để hôm nay cuốn sách có thể xuất bản.

 

Như quý vị đã thấy, tôi chọn tên cuốn sách là “Chuyện nhà Dr Thanh” vì chữ Dr Thanh nhiều người biết đến, dễ gợi nhớ và dễ làm cho mọi người hình dung ra là tôi đang nói về ai. Tuy nhiên, cuốn sách của tôi là dành cho tất cả: gia đình, cho tình cha, tình mẹ và đặc biệt là tình người.

 

Như một câu hỏi còn bỏ ngỏ trong tự truyện của mình “Mục đích của cuộc sống là hạnh phúc hay thành đạt?”, có lẽ đó cũng là câu trả lời: “Thành đạt một cách hạnh phúc”!

 

- Xin cảm ơn chị!

 

Ông Trần Quí Thanh: Đọc sách tôi thấy mình hơi “thép” quá

Trước kia tôi vẫn cho rằng phải có trui rèn, sa trường phải đổ mồ hôi vất vả thì ra chiến trường mới bớt đổ máu. Muốn có con giỏi thì phải tạo môi trường cho nó thử nghiệm. Muốn tập cho con bơi thì đạp nó xuống song và đứng đó kiểm soát, chứ nếu không thì không biết bao giờ nó mới biết bơi. Thành ra là cách dạy con cứ mạnh dạn cho nó quyết định, rồi chúng ta sai thì chúng ta sửa thì mới có thể giỏi được.

Với tinh thần như thế thì tôi cũng đã được trưởng thành trong môi trường khắc nghiệt. và tôi cho rằng nhiệm vụ của con là làm cho ba mẹ tự hào.

Người thừa kế một sự nghiệp lớn là một sự hi sinh rất lớn. Bởi vì thừa kế không phải là lấy tài sản của ba mẹ để lại để tiêu xài mà thừa kế là chúng ta tiếp nhận tài sản của ba mình để lại, không phải để cho mình mà để cho cháu mình, tiếp nhận để phát triển cho cháu mình, gồm vốn cộng với lãi. Cho nên đó là một thách thức. Cho nên tôi tạo nhiều môi trường để tạo sức ép để các con mình phải thử thách. Tôi cũng nói thẳng luôn, lớn lên, sự nghiệp nếu có mất thì ba cho tụi con 10%, 90% còn lại ba cho về xã hội.

Còn quan niệm sống thì tôi cũng chia sẻ với các con là sống không phải để tồn tại khi ăn, mặc rồi chờ chết mà phải làm cho cuộc sống có ý nghĩa. Và trong cuộc sống thì chúng ta để cho khi người ta nhắc đến mình thì là sống, chứ đi uống cafe suốt mà không làm gì thì cũng coi như chết mà chưa chôn thôi, nên mình sống thì phải để lại và chứng tỏ những cái gì hữu ích.

 

 Nguồn Enternews


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang