Thứ Năm, 03/10/2024 20:41:40 GMT+7
Lượt xem: 2664

Tin đăng lúc 03-02-2017

Bắt đầu chuyển đổi mã vùng điện thoại cố định từ tháng 2/2017

Quá trình chuyển đổi mã vùng điện thoại cố định được chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 sẽ chuyển đổi mã vùng của 13 tỉnh, thành phố.
Bắt đầu chuyển đổi mã vùng điện thoại cố định từ tháng 2/2017

Theo Quyết định số 2036/QĐ-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông, việc chuyển đổi mã vùng điện thoại cố định sẽ bắt đầu từ tháng 2 này và được triển khai tại 13 tỉnh thành phố là Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Điện Biên, Yên Bái, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh.

 

Cụ thể, giai đoạn 1 của quá trình chuyển đổi mã vùng sẽ bắt đầu từ 11/02/2017, áp dụng cho 13 tỉnh thành phố. Giai đoạn 2 bắt đầu từ 15/04/2017 áp dụng cho 23 tỉnh, thành phố tiếp theo và giai 3 từ 17/06/2017 áp dụng cho 23 tỉnh, thành phố cuối cùng. Riêng 4 tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình và Hà Giang được giữ nguyên mã vùng. Việc chuyển đổi sẽ diễn ra trong vòng một tháng cho mỗi giai đoạn.

 

 Chi tiết mã vùng chuyển đổi của các tỉnh giai đoạn 1

 

Đây là hoạt động nhằm đảm bảo kho số viễn thông được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với sự phát triển của thị trường, công nghệ. Đồng thời, việc chuyển đổi mã vùng sẽ giúp độ dài mã vùng được nhất quán, đáp ứng thông lệ quốc tế. Với quy hoạch mới, các tỉnh, thành phố liều kề sẽ được gom chung vào một nhóm mã vùng, giúp khách hàng dễ dàng tra cứu, lưu giữ số điện thoại cố định. Qua đó, tài nguyên viễn thông sẽ được tối ưu, mang đến nhiều lợi ích thuận tiện, dài lâu cho khách hàng.

 

Theo Cục Viễn thông, hiện nay phần lớn kho số được sử dụng cho thuê bao điện thoại cố định, rất ít còn lại cho thuê bao di động, trong khi số thuê bao di động đang chiếm khoảng 95% tổng số thuê bao điện thoại của Việt Nam. Như vậy, hiệu quả sử dụng kho số chưa cao. Điều này không chỉ diễn ra ở Việt Nam, đây là xu hướng chung trên thế giới khi mà dịch vụ điện thoại cố định suy giảm mạnh và người dùng chuyển sang sử dụng di động là chính.

 

Đại diện Cục Viễn thông nhận định rằng, việc chia tách và hợp nhất tỉnh, thành phố dẫn đến mã vùng (vùng cước nội hạt của thuê bao cố định cùng một vùng nội hạt trong một tỉnh gọi cho nhau thì chỉ phải trả giá cước nội hạt thấp mà không phải trả cước liên tỉnh) số cố định không nhất quán, mã vùng có độ dài khác nhau. Ví dụ mã Hà Nội là 4, Thanh Hóa là 37, Nam Định là 350 (Nam Hà là 35, tách ra Hà Nam là 351, Nam Định là 350). Thông thường trên thế giới, Thủ đô đông dân nên thường có mã tỉnh ngắn, còn lại các tỉnh bình thường có mã dài hơn 1 chữ số. Thực trạng hiện nay sớm hay muộn cũng phải đổi lại các mã vùng nội hạt để có một bảng mã vùng đồng nhất theo thông lệ quốc tế. Việc đổi lại mã vùng không ảnh hưởng đến số thuê bao cố định vì đây không phải đổi số thuê bao, nhưng sẽ tạo ra một bảng mã số tốt và hiệu quả hơn rất nhiều so với hiện giờ.

 

Nguồn Vietq.vn


| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang