Thứ Tư, 11/09/2024 07:35:00 GMT+7
Lượt xem: 363

Tin đăng lúc 30-11-2023

Báo chí nước ngoài đánh giá Việt Nam đủ tiềm năng trở thành "con hổ châu Á"

Theo thống kê của Cục Thông tin đối ngoại, Bộ Thông tin và Truyền thông, tháng 11.2023, có 461 tin, bài của các hãng thông tấn, báo đài nước ngoài về kinh tế - xã hội Việt Nam.
Báo chí nước ngoài đánh giá Việt Nam đủ tiềm năng trở thành "con hổ châu Á"
Báo chí nước ngoài đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực.

Trong tháng 11.2023, dư luận nước ngoài nhìn chung vẫn đăng nhiều tin, bài tích cực phản ánh tình hình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. Bên cạnh đó, báo chí nước ngoài phân tích về khó khăn, thách thức của kinh tế Việt Nam.

 

Cụ thể, Mỹ áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa, sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam và Bộ Tài chính Mỹ đưa Việt Nam trở lại “danh sách giám sát” về hành vi thao túng tiền tệ; tập đoàn Intel tạm dừng mở rộng đầu tư tại Việt Nam.

 

Thông tin tích cực về kinh tế - xã hội Việt Nam trong tháng tập trung vào các nội dung sau: Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực; có đầy đủ tiềm năng để có thể trở thành con hổ châu Á tiếp theo; khéo léo thực hiện chính sách “ngoại giao cây tre” để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; là nền kinh tế kỹ thuật số tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á...

 

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings dự báo, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ lên mức 6,3% vào năm 2024 và 7% vào năm 2025 nhờ các chính sách tài chính và tiền tệ hỗ trợ cho nền kinh tế nhiều hơn. Các yếu tố cơ bản trong trung hạn của nền kinh tế vẫn khả quan và đà tăng trưởng bền vững sẽ mở ra triển vọng kinh doanh tích cực cho ngành ngân hàng.

 

Theo Bloomberg, Việt Nam được đánh giá là một trong 5 “người kết nối” kinh tế quan trọng (bên cạnh Ba Lan, Mexico, Maroc và Indonesia).

 

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực - theo Asia Nikkei. Tờ báo dẫn chứng, mặc dù tốc độ tăng trưởng đã chậm lại trong năm 2023 do nhu cầu toàn cầu suy yếu nhưng các nhà đầu tư nước ngoài cho rằng, tình trạng bất ổn sẽ qua đi và bày tỏ lạc quan về hoạt động sản xuất và chi tiêu của tầng lớp trung lưu ở Việt Nam trong dài hạn. Việt Nam vẫn có lực cầu lớn, đang bị dồn nén sau đại dịch COVID-19. Khó khăn về tài chính chỉ là tạm thời.

 

Còn theo Forbes, Việt Nam được đánh giá khéo léo thực hiện chính sách “ngoại giao cây tre” để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chính sách “ngoại giao cây tre” cho phép Việt Nam nâng cấp quan hệ với phương Tây trong khi vẫn duy trì quan hệ tích cực với Trung Quốc - đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Nhờ vậy, Việt Nam trở thành một trong những nước hiếm hoi được hưởng lợi trong những năm “phi toàn cầu hóa”.

 

Trong khi đó, tờ Moneyweek cho rằng, Việt Nam được đánh giá là trung tâm thịnh vượng trong khu vực với nhiều tiềm năng phát triển.

 

Một số khía cạnh các nhà đầu tư cần chú ý mà Moneyweek đã trích dẫn ra như Việt Nam thống lĩnh trong lĩnh vực điện thoại thông minh phần lớn nhờ khoản đầu tư khổng lồ của tập đoàn Samsung. Việt Nam đang có kế hoạch chuyển dịch từ ngành dệt may và lắp ráp “thâm dụng lao động” sang các lĩnh vực có lợi nhuận cao như chất bán dẫn.

 

Ngoài ra, nền kinh tế đang bùng nổ của Việt Nam vẫn chưa được nhiều nhà đầu tư nước ngoài chú ý vì Việt Nam vẫn chưa được MSCI (công ty tài chính của Mỹ) phân loại là thị trường mới nổi (EM) mà hiện vẫn chỉ là “thị trường cận biên”. Cổ phiếu của Việt Nam là thành tố lớn nhất trong thị trường cận biên và nhiều năm nay, các nhà đầu tư nước ngoài đánh cược rằng việc thăng nâng hạng chỉ là vấn đề thời gian.

 

Cũng theo Moneyweek, Việt Nam được mệnh danh là con hổ châu Á mới. Tuy nhiên, con đường dẫn đến thịnh vượng là chặng đường đầy chông gai. Việt Nam chưa phải là quốc gia quan trọng trong danh mục đầu tư, nhưng vẫn đáng để quan tâm. Ngay cả khi là thị trường cận biên, Việt Nam vẫn là một thị trường hấp dẫn.

 

Theo báo Lao động


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang