Thứ Năm, 14/11/2024 02:13:14 GMT+7
Lượt xem: 546

Tin đăng lúc 15-11-2023

Bắc Ninh thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh đến năm 2030, định hướng đến năm 2050

UBND tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành Kế hoạch hành động thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030, định hướng đến năm 2050.
Bắc Ninh thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh đến năm 2030, định hướng đến năm 2050
Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất sẽ góp phần giảm phát thải khí nhà kính

Kế hoạch nhằm từng bước hoàn thiện thể chế kinh tế, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hạ tầng phát triển khu công nghiệp chuyển sang sản xuất xanh; định hướng xanh hoá các ngành, các lĩnh vực trên địa bàn tỉnh; khuyến khích các ngành kinh tế sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên thiên nhiên với giá trị gia tăng cao, đóng góp vào tăng trưởng, thu ngân sách và nâng cao năng suất lao động. Thu hút đầu tư, ứng dụng rộng rãi các công nghệ tiên tiến vào sản xuất góp phần giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện môi trường, gắn xanh hoá sản xuất với xanh hoá lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững, cải thiện chất lượng cuộc sống từ việc xây dựng hạ tầng xanh, phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị và xây dựng nông thôn mới theo hướng tăng trưởng xanh, hình thành lối sống thân thiện với môi trường. Nâng cao đời sống người dân thông qua tạo thêm việc làm từ các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ xanh; đảm bảo việc tiếp cận bình đẳng các cơ hội, thông tin, dịch vụ xã hội cơ bản trong quá trình chuyển đổi xanh. Phát huy giá trị bản sắc Bắc Ninh - Kinh Bắc gắn với sản xuất, dịch vụ, tiêu dùng, lối sống xanh, dẫn dắt quá trình chuyển đổi xanh.

 

Tỉnh Bắc Ninh định hướng chuyển đổi phát triển kinh tế xanh, đổi mới mô hình tăng trưởng, giảm cường độ phát thải khí nhà kính thông qua khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, tài nguyên dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ, ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số; liên kết khu vực FDI và khu vực trong nước, tăng số lượng các sản phẩm xanh. Phát triển kết cấu hạ tầng, khu công nghiệp, đô thị và nông thôn xanh, bền vững, xây dựng lối sống xanh, đảm bảo quá trình chuyển đổi xanh theo nguyên tắc, bình đẳng, bao trùm, nâng cao năng lực chống chịu với thiên thai, ứng phó với biến đổi khí hậu.

 

Đối với các ngành, lĩnh vực chủ yếu: Nâng cao hiệu suất và hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm mức tiêu hao năng lượng trong hoạt động sản xuất, vận tải, thương mại và dịch vụ; khai thác và sử dụng tiết kiệm và tăng cường sử dụng năng lượng sạch tại các khu, cụm công nghiệp; khu đô thị, dân cư, trường học, công sở,… Phát triển nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp sạch, hữu cơ bền vững, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh của sản xuất nông nghiệp thông qua chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, cây trồng, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và áp dụng các quy trình, công nghệ sử dụng tiết kiệm, hiệu quả về giống, thức ăn, vật tư nông nghiệp, tài nguyên thiên nhiên. Phát triển kinh tế tuần hoàn trong các trang trại, doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hướng tới nông nghiệp và nông thôn thông minh. Từng bước hạn chế các ngành kinh tế phát sinh chất thải lớn, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, tạo điều kiện phát triển các ngành sản xuất xanh, tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập. Chú trọng ứng dụng công nghệ xanh, hệ thống quản lý và kiểm soát hoạt động sản xuất theo kinh nghiệm thực hành tốt để tiết kiệm tài nguyên, giảm phát thải, cải thiện môi trường sinh thái, thực hiện cơ chế, đòn bẩy tài chính, tín dụng xanh, khuyến khích hình thành sản phẩm, doanh nghiệp xanh, hỗ trợ khởi nghiệp xanh gắn với đổi mới sáng tạo. Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, năng lượng, thủy lợi bền vững, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường, có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu. Áp dụng công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng lưới điện, phân phối, giảm tổn thất điện năng, nâng cao hiệu quả sử dụng điện tiến tới xây dựng lưới điện thông minh. Phát triển và hiện đại hóa hệ thống thủy lợi liên kết đồng bộ với hệ thống kết cấu hạ tầng các ngành, lĩnh vực khác nhằm đảm bảo an ninh nguồn nước, năng lực phòng chống, giảm nhẹ thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu, đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Thúc đẩy đô thị hóa theo hướng đô thị thông minh, sinh thái, bền vững, có năng lực chống chịu với biến đổi khí hậu, đảm bảo hiệu quả kinh tế - sinh thái, thuận lợi cho phát triển giao thông công cộng, tăng tính hấp dẫn, cạnh tranh và thân thiện môi trường; phát triển hệ thống vận tải công cộng đô thị theo hướng xanh. Xây dựng nông thôn mới có lối sống hòa hợp với môi trường và thiên nhiên theo các tiêu chuẩn sống tốt, bảo vệ và phát triển cảnh quan và môi trường xanh, sạch, đẹp, văn minh. Thực hiện đồng bộ các biện pháp, kết hợp hài hòa giữa giải pháp công trình và phi công trình; chú trọng quản lý rủi ro thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. Phát triển các chương trình OCOP và du lịch, khai thác di sản văn hóa và cộng đồng xanh. Tăng cường công tác quản lý chất thải và chất lượng không khí thông qua việc nghiên cứu và phát triển các mô hình quản lý tổng hợp chất thải rắn, công nghệ xử lý chất thải theo hướng chuyển hóa chất thải thành tài nguyên, nguyên liệu sản xuất; thúc đẩy việc áp dụng các biện pháp phân loại chất thải rắn tại nguồn, tái sử dụng và tái chế chất thải rắn; ngăn ngừa và giảm thiểu phát sinh các chất ô nhiễm không khí đối với các ngành, lĩnh vực và tăng cường hiệu quả công tác quản lý chất lượng không khí; triển khai trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất. Thúc đẩy tiêu dùng và mua sắm xanh, bền vững thông qua các chương trình dán nhãn năng lượng, nhãn sinh thái, nhãn xanh...; đẩy mạnh mua sắm công xanh và tiếp tục áp dụng hiệu quả các công cụ kinh tế để điều chỉnh hành vi tiêu dùng, từng bước tạo lập môi trường và hình thành văn hóa, lối sống xanh. Tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước, tài nguyên đất và đa dạng sinh học thông qua việc thúc đẩy sử dụng hiệu quả tài nguyên đất và bảo vệ môi trường đất, khắc phục tình trạng suy thoái đất; đảm bảo an ninh nguồn nước và bảo vệ, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên nước quốc gia; tăng cường bảo vệ, phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học.

 

Theo đó, một số chỉ tiêu đánh giá phát triển kinh tế theo mô hình tăng trưởng xanh: (1) Các chỉ tiêu chính về phát thải KNK/GRDP: Đến năm 2030: Giảm cường độ phát thải KNK trên GRDP tỉnh Bắc Ninh xuống từ 38 - 43% so với năm 2018; Đến năm 2050: Giảm cường độ phát thải KNK trên GRDP tỉnh Bắc Ninh xuống từ 47 - 69% so với năm 2018. (2) Mục tiêu về xanh hóa sản xuất: Giảm phát thải khí nhà kính: Năm 2030 giảm từ 11 – 24% so với kịch bản cơ sở; Năm 2050 giảm từ 37 - 56% so với kịch bản cơ sở. Giảm tiêu hao năng lượng sơ cấp trên GDP: Năm 2030, 1,0 - 1,5%/ năm tính tích lũy cho cả giai đoạn; Năm 2050, 1,0%/năm tính tích lũy cho mỗi giai đoạn 10 năm. Tỷ lệ cây xanh tại các KCN, khu đô thị đáp ứng KCN, khu đô thị sinh thái vào năm 2030; toàn đô thị Bắc Ninh đáp ứng tiêu chuẩn loại I theo hướng sinh thái vào năm 2030. KCN, CCN, đô thị mới thành lập có hệ thống xử lý nước thải tập trung: Năm 2030 đạt 100%; Năm 2050 đạt 100%. Các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt quy chuẩn về môi trường: Năm 2030 đạt 90%, năm 2050 đạt 100%. (3) Mục tiêu về xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững: Tỷ lệ đảm nhận của vận tải công cộng tại Bắc Ninh đạt tối thiểu 2% trong điều kiện sử dụng nguồn lực địa phương và có thể lên tới 25% trong điều kiện sử dụng nguồn lực hỗ trợ từ quốc gia và quốc tế. Phấn đấu từ 60-80% đoàn phương tiện xe buýt mới là xe buýt điện theo lộ trình và kế hoạch phát triển của Bộ Giao thông - Vận tải. Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị, nông thôn được thu gom, xử lý theo quy định theo Đề án tổng thể bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Ninh áp dụng cho giai đoạn 2026-2030. Không có điểm, khu vực ô nhiễm môi trường gây bức xúc trong khu dân cư và cộng đồng, đặc biệt ở các làng nghề. Tỷ lệ nước thải sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý đạt quy chuẩn về môi trường: Năm 2030 đạt 100%, năm 2050 đạt 100%. Tỷ lệ hộ dân cư được cấp nước hợp vệ sinh: Năm 2030 đạt 100%; năm 2050 đạt 100%.

 

Đồng thời, đề ra 4 nhóm giải pháp thực hiện trong giai đoạn 2023-2030:

 

(1) Xanh hóa sản xuất, thương mại, dịch vụ và tiêu dùng; thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp theo định hướng kinh tế xanh: Xây dựng danh mục, xúc tiến, thu hút đầu tư ưu tiên (bao gồm cả hạ tầng giao thông, đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, dự án sản xuất, dịch vụ để đẩy nhanh quá trình phát triển theo mô hình kinh tế xanh; thu hút đầu tư tư nhân đầu tư vào lĩnh vực phát triển xanh, quan tâm xúc tiến dự án đầu tư có tính thích ứng với biến đổi khí hậu, kinh tế tuần hoàn, thúc đẩy chuyển đổi xanh. Xây dựng và ban hành chính sách khuyến khích doanh nghiệp xanh, nhất là đòn bẩy tài chính, tín dụng, trái phiếu xanh, doanh nghiệp cam kết thực hiện kinh doanh có trách nhiệm trong đó có quy tắc về kinh tế xanh. Thúc đẩy, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng xanh (theo Quyết định số 1124/QĐ-NHNN ngày 04/7/2022 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Nghị quyết số 54/NQ-CP ngày 12/4/2022 của Chính phủ; trong đó, quy định về tín dụng xanh, ngân hàng xanh nhằm thúc đẩy vốn tín dụng ngân hàng vào các ngành sản xuất và tiêu dùng ít carbon). Rà soát, phân loại để có biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp theo mức độ sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng; hình thành chính sách khuyến khích thu hút đầu tư, đổi mới công nghệ gắn với sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; nhất là trong doanh nghiệp nhỏ và vừa; hỗ trợ kiểm toán năng lượng; đội ngũ tư vấn về sử dụng, tiết kiệm hiệu quả năng lượng,…Kiểm kê và đánh giá lượng khí thải các bon theo kế hoạch tăng trưởng xanh; tận dụng cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp khi thực hiện các cam kết tuân thủ những tiêu chuẩn xanh, tập trung vào quản lý rủi ro và bảo vệ đầu ra của quá trình sản xuất trong quá trình chuyển đổi. Triển khai các chương trình truyền thông xanh hóa tiêu dùng, triển khai các chương trình tiêu dùng xanh, nhãn sinh thái, tham gia thị trường các-bon; mua sắm, đầu tư công xanh.

 

(2) Quy hoạch và phát triển khu công nghiệp, khu đô thị theo hướng sinh thái: Quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết khu đô thị theo hướng sinh thái với các quy mô đa dạng, bao gồm: khung tiêu chí; quy hoạch, chính sách thu hút đầu tư; đào tạo nhân lực; các tiêu chuẩn quản lý,… Nghiên cứu bổ sung tiêu chí phát triển xây dựng khu đô thị theo hướng đô thị xanh khi lựa chọn nhà đầu tư dự án.

 

Xây dựng chính sách ưu đãi đầu tư, đưa ra tiêu chuẩn thu hút đầu tư các khu đô thị, khu công nghiệp với các tiêu chí về khu công nghiệp, khu đô thị sinh thái, đô thị tăng trưởng xanh; bổ sung các điều kiện và hỗ trợ các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và khu đô thị đang vận hành theo hướng chuyển đổi xanh. Nghiên cứu xây dựng quy định yêu cầu các chủ đầu tư ứng dụng công nghệ xanh, sử dụng năng lượng tự nhiên, tiết kiệm năng lượng, các vật liệu hiện đại, thân thiện với môi trường, khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm phục vụ cho xây dựng và sử dụng các công trình xây dựng xanh. Hàng năm xác định chỉ tiêu số lượng công trình xanh trong các hoạt động đầu tư công.

 

Thực hiện rà soát, điều chỉnh quy hoạch, thực hiện Chương trình phát triển đô thị, lập kế hoạch cải tạo đô thị theo tiêu chuẩn đô thị bền vững. Hướng dẫn xây dựng thí điểm kế hoạch xây dựng đô thị xanh ở một số khu đô thị mới triển khai trên địa bàn tỉnh; nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo phát triển kinh tế khu vực đô thị nhanh, hiệu quả, bền vững, góp phần tạo việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, nâng cao năng lực chống chịu ứng phó biến đổi khí hậu, đóng góp cho cam kết quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính.

 

Quy hoạch đô thị theo hướng tiếp cận đô thị bền vững (đô thị xanh, sinh thái và kinh tế...) với trọng tâm sử dụng và quản lý tài nguyên bền vững cho người dân, đảm bảo đồng bộ trong Quy hoạch xây dựng nhà ở, giao thông, cấp - thoát nước và xử lý rác thải; thống thoát nước mưa; thu gom và xử lý nước thải, chất thải rắn đô thị.

 

(3) Phát triển khoa học công nghệ, đào tạo lao động xanh và thúc đẩy tiêu dùng xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn: Lựa chọn và triển khai áp dụng các mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ thích hợp thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh. Nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, áp dụng các quy trình, công nghệ sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, tài nguyên đất, nước, sử dụng năng lượng sạch/năng lượng tái tạo... và giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất, đảm bảo phát triển bền vững. Nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ nội sinh, thu hút thêm các nguồn vốn xã hội hoá đầu tư cho khoa học và công nghệ, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm và hiệu quả sản xuất - kinh doanh.

 

Xây dựng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong việc sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, giảm thiểu ô nhiễm không khí, nước và nước thải. Chính sách khuyến khích, hỗ trợ về giảm thiểu rác thải nhựa và tái chế rác thải... Khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, áp dụng quy trình quản lý, vận hành tiên tiến đảm bảo sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất, truyền tải và tiêu dùng, đặc biệt với các cơ sở sản xuất lớn, tiêu thụ nhiều năng lượng.

 

Tập trung nghiên cứu, ứng dụng công nghệ xanh gồm: Công nghệ năng lượng xanh, vật liệu và xây dựng, cơ khí giao thông vận tải, công nghệ nông, lâm, sinh học, hoá học, xử lý chất thải. Hỗ trợ xây dựng mô hình tái chế ở các làng nghề. Mô hình sản xuất sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, giảm nguy cơ ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước và chất thải,..Thực hiện mô hình sản xuất theo chu trình sinh thái khép kín, ít chất thải, ứng dụng công nghệ xử lý nước thải, khí thải cho các làng nghề; quản lý môi trường, nhất là khu vực làng nghề.

 

Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực doanh nghiệp để cải thiện hoạt động môi trường, đào tạo nhân lực kỹ thuật trong các nghề thuộc lĩnh vực kinh tế xanh. Hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp về quy định pháp luật môi trường, sử dụng, sản xuất năng lượng tái tạo, các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước và không khí.

 

(4) Tăng cường các giải pháp quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, kiểm soát và khuyến khích sử dụng tiết kiệm năng lượng: Tiếp tục thực hiện Đề án tổng thể bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Ninh đến năm 2025 và điều chỉnh đến năm 2030; xử lý các điểm ô nhiễm môi trường theo Đề án cụ thể như: Phong Khê, Văn Môn, Khắc Niệm; đầu tư hệ thống xử lý nước thải ở các huyện, thị xã; cải thiện môi trường làng nghề và khu vực nông thôn; không để phát sinh và xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; bảo vệ ổn định diện tích và nâng cao chất lượng rừng hiện có, trồng thêm cây xanh tại các khu, cụm công nghiệp, khu vực đô thị và nông thôn, các tuyến đường… Rà soát hoàn thiện các Quy hoạch, quản lý và khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên; khai thác hiệu quả và bền vững sinh thái, cảnh quan. Khuyến khích sử dụng năng lượng theo hướng tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo, năng lượng mới theo Quy hoạch điện VIII. Xây dựng kế hoạch hành động về sử dụng và phát triển tài nguyên đất, nước theo hướng tăng trưởng xanh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Phát triển dịch vụ xử lý môi trường trong các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

 

Theo scp.gov.vn


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang