Thứ Năm, 28/03/2024 21:03:47 GMT+7

Tin đăng lúc 09-12-2019

Lượt xem: 3135

Xuất khẩu dệt may, da giầy tăng trưởng

Báo cáo tình hình hoạt động công nghiệp tháng 11 và 11 tháng năm 2019 của Bộ Công Thương cho thấy, sản xuất nhóm ngành công nghiệp chế biến chế tạo vẫn duy trì là nhóm chiếm tỷ trọng lớn nhất trong toàn ngành công nghiệp, tiếp tục tăng với tốc độ cao nhất.
Xuất khẩu dệt may, da giầy tăng trưởng

Ngành dệt may, một số sản phẩm trong ngành đạt mức tăng trưởng khá như: Vải dệt từ sợi tự nhiên ước đạt 56,2 triệu m2, tăng 24%; sản xuất vải dệt từ sợi tổng hợp và sợi nhân tạo ước đạt 98,8 triệu m2, tăng 13,2%; quần áo mặc thường ước đạt 457,2 triệu cái, tăng 9,7% so với cùng kỳ tháng 11 năm 2019. Tính chung 11 tháng đầu năm, vải dệt từ sợi tự nhiên ước đạt 577,3 triệu m2, tăng 11,7%; sản xuất vải dệt từ sợi tổng hợp và sợi nhân tạo ước đạt 1.089,3 triệu m2, tăng 7,6%; quần áo mặc thường ước đạt 4.673 triệu cái, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm 2018.

 

Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc 11 tháng ước đạt 29,89 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ.

 

 

Kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may tăng.  

 

Theo quy luật, đến hết quý IV của năm trước, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu dệt may đã có đơn hàng cho cả năm sau đó nhưng năm nay, đơn hàng dè dặt hơn, giảm so với năm 2018. Lượng đơn hàng của nhiều doanh nghiệp mới chỉ bằng 80% so với cùng kỳ. Không chỉ thế, nhiều doanh nghiệp không nhận được đơn hàng dài hạn, mà thay vào đó là các đơn hàng ngắn hạn theo tháng, dài nhất là theo quý. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp dệt may đã và đang đối mặt với nhiều khó khăn như: Cạnh tranh từ các cường quốc dệt may như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh... đang rất khốc liệt do hiện nay, nhiều nước tập trung hỗ trợ ngành dệt may, trong đó có cả những quốc gia mới nổi ở khu vực châu Phi khiến số lượng nhà sản xuất tăng mạnh, đơn hàng bị san sẻ và dòng đơn hàng chuyển dịch sang nước khác cũng khiến dệt may Việt Nam gặp khó khăn.

 

 

Doanh nghiệp dệt may cần có biện pháp mới nhằm thay đổi phương thức sản xuất, kinh doanh.

 

Đơn hàng từ Trung Quốc có xu hướng chuyển sang các quốc gia hiện có ưu đãi về thuế suất như Bangladesh, Campuchia; giá bông thường xuyên giữ ở mức thấp trong khi việc sử dụng bông tại các quốc gia như Bangladesh, Việt Nam, Trung Quốc đang chậm lại, cả thương nhân và người mua cuối cùng đều giữ nhu cầu ở mức tối thiểu và tránh tích lũy hàng tồn kho. Thị trường sợi cũng gặp nhiều khó khăn, sự cạnh tranh về đơn hàng từ các doanh nghiệp sợi có vốn đầu tư nước ngoài cũng như cạnh tranh từ các quốc gia khác như Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, Pakistan ngày càng gay gắt. 

 

Trong thời gian tới, doanh nghiệp dệt may cần có biện pháp mới nhằm thay đổi phương thức sản xuất, kinh doanh để phù hợp với tình hình mới. Trong những tháng cuối năm, cần tích cực tìm kiếm đơn hàng để bảo đảm sản xuất. Cùng với đó là chủ động liên kết với khách hàng để hình thành chuỗi sản xuất, đáp ứng quy tắc xuất xứ theo cam kết của các FTA; Doanh nghiệp cũng phải tuân thủ yêu cầu của nhãn hàng về phát triển bền vững để thu hút được nhiều đơn hàng trong tương lai.

 

Đối với ngành da giày, việc ký kết một số hiệp định thư‌ơng mại (EVFTA, CPTPP) đã và đang mở ra cơ hội ph‌át triển cho ngành da giày Việt Nam, đặc biệt là sự thu hú‌t đầu tư cũng như thúc đẩ‌y xuất khẩu đối với các thị trường EU và các nước tham gia Hiệp định CPTPP. Tính chun‌g 11 tháng vừa qua, sả‌n lượng giày dép da ước đạt 270,6 triệu đôi, tăng 7% so với cùng kỳ. Trong khi chỉ số sả‌n xuất da và các sả‌n phẩm có liên quan tăng 9,8%.

 
 
 Ngành da giày cũng có tăng trưởng. 
 

Bên cạnh đó, hoạt độn‌g xuất khẩu của ngành da giày Việt Nam cũng đang tăng trưởng ổn định, có nhiều tín hiệu tốt trong các tháng cuối năm 2019 và những năm tiếp theo với việc duy trì được lợi thế cạnh tra‌nh tại các thị trường truyền thống. như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc. Cơ hội mở rộng thị trường và tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành tiếp tục có nhiều thuận lợi. Đa số doanh nghiệp da giày có lượng đơn hàng xuất khẩu tăng trung bình 5 - 10% so với cùng kỳ năm trước. Một trong những thuận lợi cho các doanh nghiệp là giá nguyên vật liệu ổn định, không tăng so với cùng kỳ năm trước.

 

Tại thị trường Mỹ, việc dỡ bỏ những chính sách ưu đãi với giày dép xuất khẩu từ Trung Quốc, Ấn Độ đang tạo cơ hội cạnh tra‌nh thuận lợi hơn cho giày dép xuất khẩu của Việt Nam. Đặc biệt Trung Quốc tiếp tục chủ trương giảm ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực da giày để tập trung cho các ngành công nghệ cao nên các đơn hàng gia công giày dép, túi xách sẽ tiếp tục xu hướng dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam. Mặt khá‌c, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực từ đầu năm 2019 đang giúp ngành da giày mở rộng thị trường khu vực châu Mỹ với cơ hội tiếp cận những thị trường tiềm năng như Mexico và Canada. Tổng ki‌m ngạch xuất khẩu giày dép các loại 11 tháng ước đạt 16,5 tỷ USD, tăng 12,5% so với cùng kỳ. Với những thuận lợi về thị trường, dự báo sả‌n xuất ngành da giày năm 2019 sẽ tăng trên 10% so với năm 2018.

 

Theo Báo Lao Động

 


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang