Thứ Năm, 28/03/2024 21:36:49 GMT+7

Tin đăng lúc 23-06-2018

Lượt xem: 1110

World Cup thời trí tuệ nhân tạo

Một nhóm nhà khoa học vừa công bố công trình nghiên cứu dài 28 trang về việc sử dụng ba phương pháp tiếp cận khác nhau để trí tuệ nhân tạo xây dựng 100.000 phương án giả lập và tìm ra chủ nhân của chức vô địch thế giới năm nay. Ai sẽ dám đặt cược vào kết quả này?
World Cup thời trí tuệ nhân tạo
Ảnh minh họa của www.sciencealert.com

Tây Ban Nha hay Đức sẽ thắng?

 

Ngày 8.6 vừa rồi, trang thư viện của đại học Conell, Mỹ đăng chính thức bài báo khoa học dài 28 trang của nhóm bốn nhà khoa học: Andreas Groll, Christophe Ley, Gunther Schauberger, Hans Van Eetvelde và mở chế độ “tải miễn phí” cho tất cả mọi người muốn tham khảo công trình kỳ lạ này để tìm lời đáp cho câu hỏi: trí tuệ nhân tạo có thể lợi hại tới mức nào khi tính toán được trước kết quả của những trận đấu World Cup?

 

Họ sử dụng dữ liệu có sẵn của những kỳ World Cup trước và ba hướng tiếp cận khác nhau của việc sử dụng trí tuệ nhân tạo để giả lập các phương án, kết quả đưa ra, là Tây Ban Nha có chút ưu thế trong việc chạm tay vào cúp vàng, nhưng chỉ là chút xíu xiu.

 

Khi mà hầu hết các nhà bình luận bóng đá trên thế giới tiên đoán khả năng Đức giành chức vô dịch của trận cầu lớn nhất hành tinh đang diễn ra tại Nga năm nay, thì những cỗ máy trí tuệ nhân tạo đưa ra những chứng cứ khoa học để tin rằng, Tây Ban Nha sẽ gặp Đức trong một trận đấu chung kết rất khó nhọc và sẽ chiến thắng. Thậm chí, trong một diễn biến đáng sợ hơn, một nhà nghiên cứu của nhóm còn phát biểu về khả năng Đức không qua khỏi vòng 1/16.

 

 

Nhóm nghiên cứu được xây dựng dựa vào các nhà khoa học hàng đầu của Technische Universitat Dortmund, the Technical University of Munich tại Đức và Ghent University của Bỉ. Họ chia sẻ ba kỹ thuật để tính toán của mình: Poisson regression (phân tích hồi quy) ranking method(phương pháp xếp hạng) và cách quan trọng nhất là random forest(một phương pháp mới đang tạo ra cuộc cách mạng trong dữ liệu, thuộc nhóm các cách thức sử dụng mô hình cây dữ liệu để tạo ra những quyết định). Theo đó, họ vẽ ra cả “một rừng” những phương án khác nhau và tính toán các khả năng có thể thành công của từng đội tuyển từng trận đấu.

 

Số lượng các giả lập này lên đến 100.000 phương án, vượt quá khả năng tính toán của máy tính thông thường nhưng lại là lợi thế gần như tuyệt đối của trí tuệ nhân tạo.

 

Bài toán về dữ liệu cũng được tập hợp và tính toán một cách công phu: cách thức chuẩn bị cho World Cup, kinh nghiệm trận mạc của các thành viên, mức độ phối hợp với nhau qua những trận đấu cũ… đều được ghi nhận và cho điểm một cách cẩn thận nhất.

 

Kết quả của nghiên cứu vừa công bố rộng rãi trước trận khai mạc chỉ ra rằng, Tây Ban Nha có 17,8% chiến thắng, Đức đi liền kề với 17,1% cơ hội, Brazil có 12,3% còn lại là Pháp 11,2% và Bỉ 10,4%. Nhiều quốc gia, chẳng hạn Ả Rập Saudi, về cuối danh sách với 0% cơ hội giành chức vô địch.

 

Chiến tranh trí tuệ nhân tạo

 

Tuy nhiên, cho đến hiện giờ, nghiên cứu vừa công bố này vẫn chưa nhận được những phản hồi của người trong nghề. Còn một ông to đùng về tài chính thế giới là Goldman Sach thì lật đật công bố kết quả tính toán của “trí tuệ nhân tạo trong nhà nuôi” của mình, tin rằng Brazil mới là ứng viên nặng ký nhất của chức vô địch.

 

Trong một diễn biến khác, hội nghị toàn cầu về công nghệ Society3, diễn ra hoàn toàn trên internet đang diễn ra với bài trình bày chính của tỷ phú Axel Schultze với lời kêu gọi: Chúng ta cần thay đổi văn hóa chia sẻ của con người. Chúng ta luôn được dạy dỗ là phải khiêm tốn và chỉ nói những gì thật cần thiết, về thành công cũng như thất bại, chúng ta giữ sự hiểu biết riêng cho bản than mình nhiều hơn.

 

Trong khi đó thì bất kỳ một sai sót nhỏ nào diễn ra, thì mạng các cỗ máy trí tuệ nhân tạo đều chia sẻ toàn bộ kinh nghiệm cho nhau để ngày càng thông minh hơn. Vậy nên chúng tôi kêu gọi những kiến thức mới, phát kiến mới, cần được truyền đi để ai có thể sử dụng internet đều được tiếp cận và phát triển…

 

Tất nhiên, lịch sử dài hạn của bóng đá đã chứng minh, chẳng có cơ sở cụ thể nào để dự báo được chính xác chiến thắng. Những nhà bình luận, những người phân tích dữ liệu, những… thầy bói toán, những nhà tiên tri hay bất kỳ ai cũng có thể đưa ra những nhận định riêng của mình. Nhưng năm nay, chỉ cần chờ đến ngày 15.7 là có thể kiểm chứng được sức mạnh thật sự của trí tuệ thông minh trên nền dữ liệu lớn.

 

Luật cá cược thể thao chuẩn bị có hiệu lực, liệu những người yêu khoa học (và cả bóng đá nữa), có dám đặt cược theo “ông cố vấn” kiểu mới này không?

 

Theo Khoahocphattrien.vn


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang