Thứ Tư, 24/04/2024 12:51:28 GMT+7

Tin đăng lúc 16-08-2019

Lượt xem: 1047

Việt Nam - Nhật Bản: Tích cực hợp tác trong hoạt động bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Từ năm 2012, chính phủ Nhật Bản đã tích cực phối hợp cùng Chính phủ và các ban ngành chức năng của Việt Nam tổ chức các hoạt động chống hàng giả, hàng nhái, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Việt Nam - Nhật Bản: Tích cực hợp tác trong hoạt động bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
QLTT Hà Nội phối hợp hiệu quả với lực lượng Công an phát hiện, xử lý các vụ vi phạm

Trong những năm gần đây, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đang là một vấn đề nóng bỏng khiến các lực lượng chức năng hay những chủ sở hữu thương hiệu phải đứng ngồi không yên. Kinh nghiệm bảo vệ sở hữu trí tuệ của các quốc gia tiên tiến trên thế giới như Nhật Bản có thể cho Việt Nam thêm những bài học quý báu.

 

Ông Tadashi Kitanaka, Phó Trưởng phòng Sở hữu trí tuệ, Bộ Kinh tế Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) cho biết, từ năm 2012 đến nay, Nhật Bản đã phối hợp chặt chẽ cùng Việt Nam tổ chức các hoạt động chống hàng giả, hàng nhái và bảo vệ doanh nghiệp. Các hoạt động này được tổ chức gần các vùng biên giới giáp Trung Quốc như Lạng Sơn, Lào Cai… vốn là những điểm nóng của nhiều hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại.

 

 

Ông Tadashi Kitanaka - Phó Trưởng phòng Sở hữu trí tuệ - Bộ Kinh tế Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI)

 

Ngoài ra sự kết nối giữa hai nước còn thể hiện ở việc các cơ quan chuyên trách hải quan của Nhật Bản cũng đã thực hiện các chương trình giao lưu với các cơ quan chức năng liên quan của Việt Nam để nắm bắt thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi về chống hàng giả, hàng nhái, vi phạm sở hữu trí tuệ.

 

Trên thực tế, các hoạt động vi phạm sở hữu trí tuệ ở Việt Nam nói chung và ở những trung tâm tiêu dùng như Hà Nội, TP.HCM nói riêng đang diễn ra cực kì phức tạp. Ở Hà Nội, tình trạng sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng bị làm giả, làm nhái diễn ra khá phổ biến. Thủ đoạn sao chép nhãn hiệu, kiểu dáng, mẫu mã… đang ngày càng trở nên tinh vi hơn, gây ảnh hưởng lớn tới túi tiền, sức khỏe của người tiêu dùng cũng như lợi nhuận của các doanh nghiệp làm ăn chân chính.

 

Đơn cử như hồi cuối tháng 7, cơ quan chức năng đã tiến hành kiểm tra đột xuất các cơ sở kinh doanh quần áo tại chợ Ninh Hiệp (Gia Lâm, Hà Nội) và phát hiện 6.567 sản phẩm quần, áo, thắt lưng các loại nghi giả mạo nhãn hiệu với nhãn hiệu đã được bảo hộ tại Việt Nam như: Boss, Lacoste, Puma, Adidas, Gucci, Louis Vuitton, Chanel, Zara, Burberry, Hermes, Gucci, Versace, Adidas, Nike, Puma, Lacoste…

 

Hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ không những được sản xuất trong nước mà còn được gia công, sản xuất ở nước ngoài rồi đưa về Việt Nam tiêu thụ qua đường tiểu ngạch, các cửa khẩu… Ông Tadashi Kitanaka cho rằng sự trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp Nhật Bản với các cơ quan chức năng Việt Nam và giữa chính phủ 2 nước đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp khi có sự cố xảy ra.

 

Ngoài ra, thủ đoạn sản xuất hàng giả, hàng nhái, vi phạm sở hữu trí tuệ luôn diễn ra phức tạp, ngày càng tinh vi, thiên biến vạn hóa theo thời gian. Cơ quan hải quan, quản lý thị trường Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung cần phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp Nhật Bản để có được những thông tin cập nhật mới nhất về tình trạng giả mạo hàng hóa.

 

Minh Lê


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang