Thứ Tư, 24/04/2024 02:06:29 GMT+7

Tin đăng lúc 12-10-2017

Lượt xem: 5322

Việt Nam - Kịch bản biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21. Biến đổi khí hậu sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường (trên phạm vi toàn thế giới). Nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng gây ngập lụt, gây nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng đến nông nghiệp, gây rủi ro lớn đối với công nghiệp, với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai.
Việt Nam - Kịch bản biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu đã tác động đến nước ta với nhều hiện tượng thiên nhiên trái với quy luật đang diễn ra

Ở Việt Nam trong khoảng hơn 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng từ 0,5-1 độ C, mực nước biển đã dâng khoảng 30-40 cm. Biến đổi khí hậu đã làm cho các loại thiên tai, đặc biệt là bão lũ, hạn hán xảy ra ngày càng trầm trọng. Hậu quả của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam là nghiêm trọng và là mối đe dọa hiện hữu làm cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ cũng như sự phát triển bền vững của đất nước..

 

Nhận thức rõ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu. Một trong những nội dung quan trọng của Chương trình là xây dựng và cập nhật “kịch bản” biến đổi khí hậu. Đây là định hướng để các Bộ, ngành, địa phương đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, xây dựng và triển khai kế hoạch hành động ứng phó.

 

Theo đó, trên tất cả các vùng , miền của Việt Nam sẽ có nhiều biến đổi. Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của hiện tượng biến đổi khí hậu. Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ của nước ta có thể tăng 2,3 độ C so với trung bình giai đoạn 1980-1999. Mức tăng nhiệt độ từ 1,6-2,8 độ C ở các vùng khí hậu khác nhau. Cụ thể, nhiệt độ ở các vùng phía Bắc và Bắc Trung Bộ sẽ tăng mạnh hơn ở các vùng phía Nam. Nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn nhiệt độ mùa hè. Tổng lượng mưa trong năm và lượng mưa vào mùa mưa ở các vùng nước ta, qua tính toán cho thấy đều tăng, trong đó lượng mưa mùa khô có xu hướng giảm, đặc biệt là ở phía Nam. Ở các vùng phía Bắc, mức tăng lượng mưa nhiều hơn so với các vùng khí hậu phía Nam. Lũ quét gây sạt lở đất ở các vùng núi phía Bắc khá phức tạp với cường độ ngày càng tăng. Còn với kịch bản nước biển dâng, các chuyên gia cho rằng: ở thế kỷ 21 mực nước biển có thể dâng thêm từ 30-40 cm và đến cuối thế kỷ 21có thể dâng thêm từ 75-80 cm so với thời kỳ 1980-1999.

 

Thực tế cho thấy, không cần đợi thời gian, BĐKH đã bắt đầu tác động đến nước ta. Nhiều hiện tượng thiên nhiên trái với quy luật đã diễn ra. Triều cường, mưa bão xảy ra nhiều hơn tại TP.HCM. Miền Trung liên tục trải qua những đợt nắng nóng kéo dài. Những cơn bão, lũ quét ở các vùng núi phía Bắc diễn ra “thất thường” với sức tàn phá ngày càng dữ dội. Vì vậy, vấn đề thích ứng với biến đổi khí hậu ở các địa phương thực sự là vấn đề cấp thiết, là việc cần được triển khai thực hiện càng sớm càng tốt.

 

Anh Thư


| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang