Thứ Sáu, 19/04/2024 17:09:11 GMT+7

Tin đăng lúc 01-12-2018

Lượt xem: 24546

Viên gạch làm bằng nước tiểu đầu tiên trên thế giới

"Gạch sinh học" nghe có vẻ kỳ lạ, nhưng các nhà khoa học nói rằng chúng mang lại những ưu điểm quan trọng so với gạch đất sét thông thường.
Viên gạch làm bằng nước tiểu đầu tiên trên thế giới
Những viên "gạch sinh học" màu xám làm từ nước tiểu người

Các nhà nghiên cứu của Đại học Cape Town cho biết “gạch sinh học” của họ mang lại những lợi thế quan trọng so với gạch đất sét thông thường, từ lâu đã là trụ cột của ngành xây dựng. Ngoài việc tận dụng nước tiểu, quá trình sản xuất gạch sinh học tạo ra nitơ và phốt pho, có thể được sử dụng để làm phân bón. Và trong khi quá trình nung gạch đất sét phát thải một lượng lớn khí nhà kính carbon dioxide, gạch sinh học được sản xuất ở nhiệt độ phòng.

 

Dyllon Randall, giảng viên kỹ thuật chất lượng nước tại Cape Town, cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi tập trung vào việc xem xét lại nước thải như một nguồn tài nguyên. Một số thứ chúng ta bỏ đi, chẳng hạn như nước tiểu, có thể được chuyển thành một nguồn tài nguyên hữu dụng."

 

Để tạo ra các viên gạch sinh học, các nhà nghiên cứu thu nước tiểu bằng cách lắp đặt một bồn tiểu sản xuất phân bón đặc biệt trong phòng tắm tại trường đại học. Sau đó, họ đem phần chất lỏng còn lại sau khi phân bón đã được lấy đi và trộn nó với cát và một chủng vi khuẩn. Chủng vi khuẩn này sản xuất một loại enzyme gọi là urease.

 

Urease phá vỡ urê, một thành phần quan trọng của nước tiểu, đồng thời sản xuất một hợp chất liên kết các hạt cát với nhau để tạo ra một viên gạch cứng màu xám.

 

Suzanne Lambert, một sinh viên cao học tại Cape Town và là một trong những nhà phát triển gạch sinh học, đã so sánh quá trình này với một quá trình các sinh vật biển sử dụng để hình thành các rạn san hô. Đó là “cách sinh học đã xây dựng các cấu trúc tự nhiên trong hàng triệu năm,” cô nói.

 

Phải mất một tuần để hỗn hợp gạch sinh học cứng lại thành hình dạng trụ hay hình chữ nhật truyền thống. Các viên gạch sinh học được cho là không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Ban đầu chúng có một mùi amoniac mạnh, mùi này thường hết trong vòng vài ngày.

 

Bằng cách thay đổi các khuôn và thời gian thực hiện quá trình hóa học, các nhà nghiên cứu có thể sản xuất gạch ở nhiều hình dạng khác nhau. Randall cho biết: “Bạn càng cho phép vi khuẩn tạo ra xi măng trong thời gian dài thì sản phẩm càng cứng."

 

Không rõ về giá thành để sản xuất loại gạch này trên quy mô lớn, nhưng chi phí không phải là vấn đề duy nhất có thể ngăn các nhà nghiên cứu khỏi khả năng thương mại. "Vấn đề vận chuyển mà bạn sẽ phải đối mặt là: Làm thế nào để bạn có được nước tiểu và làm thế nào để bạn thu thập nó?" Lambert nói. "Tôi nghĩ đó sẽ là rào cản lớn nhất."

 

Phải mất khoảng 19 lít nước tiểu để sản xuất một viên gạch sinh học - hoặc, tương đương với khoảng 100 lần đi vệ sinh, theo BBC.

 

Nhưng John Locke, một kiến trúc sư tại thành phố New York, đã làm việc với những cải tiến tương tự, ca ngợi các viên gạch sinh học như một ví dụ về “vật liệu xây dựng mới và phương pháp xây dựng mới”. "Chúng ta cần phải suy nghĩ lại về vật liệu các tòa nhà, và mở rộng các khả năng," Locke nói.

 

Nguồn Khoahocphattrien


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang