Thứ Tư, 24/04/2024 02:09:37 GMT+7

Tin đăng lúc 29-04-2020

Lượt xem: 1380

Trường Hải-Chu Lai và hành trình vẽ lại bản đồ ô tô Thế giới

Trường Hải-Chu Lai đang bắt đầu vượt qua cơn bão "tử thần COVID-19" tìm kiếm và chinh phục thị trường khó tính nhất Thế giới để xuất khẩu sản phẩm sản xuất tại tổ hợp của mình…
Trường Hải-Chu Lai và hành trình vẽ lại bản đồ ô tô Thế giới
Với việc xuất khẩu xe buýt Thaco thương hiệu Việt và nhiều xe khác sang thị trường nhiều nước, Thaco đang khẳng định khả năng hiện thực hóa chiến lược xuất khẩu ôtô và linh kiện theo chiến lược phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam.

Không phải đến bây giờ mà trước đó nhiều năm khi xây dựng tổ hợp cơ khí ô tô tại Khu kinh tế mở Chu Lai, tỷ phú Trần Bá Dương đã xây dựng cho riêng mình một chiến lược không chỉ cho riêng ngành cơ khí và lắp ráp ô tô mà còn mở rộng sang lĩnh vực sản xuất nông nghiệp xuất khẩu ra thế giới và tạo nên chuổi giá trị toàn cầu mang thương hiệu Maze in Viet Nam với khát vọng vẽ lại bản đồ ô tô trong khu vực và thế giới.

 

Nhớ lại hơn 16 năm trước, khi xây dựng cơ xưởng đầu tiên nơi miền đất hoang hóa Tam Hiệp, thuộc Khu kinh tế mở Chu Lai vào năm 2003, ông Trần Bá Dương đã tính chuyện bằng mọi giá phải xuất khẩu xe ra khu vực Đông Nam Á khi thuế suất nhập về 0%.

 

Trong suy nghĩ của mình, để từng bước chinh phục thị trường 600 triệu dân tại khu vực Đông Nam Á, ngay từ ngày đặt chân lên vùng đất hoang mạc, một chiến lược đầu tư dài hạn với những toan tính từng bước đi tại khu tổ hợp Trường Hải-Chu Lai, ông Dương đặt mục tiêu không chỉ phát triển công nghiệp ô tô mà còn phải làm cả công nghiệp phụ trợ sản xuất linh kiện phụ tùng và gia tăng tỷ lệ nội địa hóa. Đồng thời xuất khẩu và tạo chuổi giá trị trong công nghiệp ô tô tại khu vực.

 

 

Để tiếp tục tăng sức cạnh tranh, tham gia chuổi giá trị toàn cầu,Trường Hải-Chu lai đã đầu tư nhiều tỷ USD để xây dựng mới và nâng cấp các nhà máy

 

Chỉ hơn 1 thập niên đầu tư, cát trắng đã bắt đầu nở hoa và cho những mùa trái ngọt. Đó là hơn 70% nguồn thu ngân sách tại Quảng Nam đến từ Trường Hải, và ngay trong những tháng ngày đại dịch hoành hành, cũng nơi tổ hợp cơ khí ô tô Trường Hải này công nhân vẫn miệt mài làm việc để cho ra đời những lô hàng linh kiện phụ tùng ô tô xuất ngoại.

 

Dù con số xuất còn khiêm tốn, nhưng bước đi vững chắc trong cuộc kiếm tìm và chinh phục thị trường ngoài nước mà nói như Tổng giám đốc Tập đoàn Thaco Trường Hải, Phạm Văn Tài rằng: "Lần đầu xuất khẩu thành công xe bus sang thị trường Philippines góp phần vẽ lại bản đồ ô tô Việt. Con đường đó phải đi rất dài, để lắp ráp với các sản phẩm ngoại nhập mà tiêu chuẩn phải tương đương nhau (tức tiêu chuẩn quốc tế) là cả một quá trình đầu tư và chuẩn bị".

 

Ông Tài bảo rằng lô hàng 15 chiếc xe buyt đầu tiên xuất qua Philippines không phải là chuyện của ngày hôm qua mà cách đây 2 năm chúng tôi đã đàm phán giao dịch với họ. Bắt đầu chào hàng bằng 2 chiếc xe mẫu xuất qua cho họ vào 5-2019, và đến nửa năm sau đơn hàng mới được ký kết sau khi chạy thử đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng khiến khách hàng hài lòng.

 

Một lô hàng linh kiện nhưa hơn 5.000 bộ cản xe Kia Cerato xuất sang Malaysia và Nga với tổng giá trị là 566.000 USD vào năm 2019 đã bắt đầu vẻ lại bản đồ linh kiện ô tô tại khu vực Đông Nam Á đúng như chiến lược mà Thaco đã đặt ra cho từng bước đi của mình.

 

 

Lễ bàn giao xe bus thương hiệu Thaco sang Philippines.

 

Chỉ trong năm 2019, Thaco đã xuất khẩu 186 xe các loại cùng 14,5 triệu USD phụ tùng là thành quả của chinh phục quốc tế và từng bước khẳng định thương hiệu Thaco và vẽ lại bản đồ ô tô tại khu vực cùng như các châu lục mà Trường Hải đã đang và đầu tư để đạt đến trong chiến lược dài hơi của mình.

 

Không chỉ thị trường Đông Nam Á, mà thị trường khó tính nhất Thế giới: Thị trường Mỹ. Thaco đã bắt đầu chinh phục khi từ lô hàng 69 sơmi rơmoóc xe tải đầu kéo được sản xuất tại Nhà máy xe chuyên dụng THACO (THACO SV) được xuất khẩu sang thị trường Mỹ vào tháng 5 đến- một trong những thị trường khó tính nhất thế giới với những yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.

 

Ông Phạm Văn Tài cho biết: Sản phẩm sơmi rơmoóc (phương tiện được thiết kế để nối với xe ô tô đầu kéo) xuất khẩu sang thị trường Mỹ sẽ được Công ty Dorsey Intermodal - Công ty con của PITTS Enterprises phân phối và cung cấp các dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng tại thị trường này.

 

Cùng với linh kiện phụ tùng, trong năm 2020 THACO cho biết dự kiến sẽ xuất khẩu ra thị trường các nước trong khu vực hơn 1.600 xe ô tô các loại với tổng giá trị hơn 50 triệu USD.

 

Nhớ lại câu chuyện mà ông Phạm Văn Tài kể khi xuất khẩu lô hàng xe buýt sang Philippines. Qua quá trình chạy thử với chất lượng vượt trội, nhiều khách hàng không tin đó là xe sản xuất tại Việt Nam, nên họ cử nhiều đoàn sang nhà máy sản xuất xe buýt của Thaco để tham quan. Khi tận mắt chứng kiến những dây chuyền sản xuất hiện đại với dây chuyền thiết bị tự động. Đặc biệt là dây chuyền sơn tĩnh điện có thể nhúng được xe với body có chiều dài đến 13,7 mét hiện đại nhất Đông Nam Á.

 

"Lúc đầu họ không tin Việt Nam có thể làm những xe buýt đảm bào chất lượng như vậy, và vì sao tôi nhắc đến dây chuyền này sơn tĩnh điện, bởi 13,7 mét là tiêu chuẩn của quốc tế, còn VN chỉ có 12m. Với chiến lược đầu tư đồng bộ theo tiêu chuẩn Quốc tế, nên ngay từ giai đoạn đầu tư, Thaco đã quyết định đầu tư trước để đón đầu vì chiến lược tham gia tham gia chuỗi giá trị toàn cầu mà Thaco đã đặt ra từ hàng chục năm trước"-Ông Phạm Văn Tài kể.

 

Để tiếp tục tăng sức cạnh tranh, tham gia chuổi giá trị toàn cầu,Trường Hải-Chu lai đã đầu tư nhiều tỷ USD để xây dựng mới và nâng cấp các nhà máy theo hướng tự động hóa và quản trị theo hướng số hóa, sản xuất theo nhu cầu riêng biệt của khách hàng một cách nhanh nhất. Đây là 2 yếu tố và tinh thần mà Thaco đã đặt ra trong chiến lược của mình trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

 

Theo Enternews

 


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang