Thứ Năm, 28/03/2024 23:45:05 GMT+7

Tin đăng lúc 14-10-2019

Lượt xem: 1617

'Tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam có mức độ hài hoà cao với các tiêu chuẩn quốc tế'

Đó là nhận định của Giám đốc ISO khu vực Châu Á, ông Adrian GOH về Việt Nam khi tham gia vào công tác tiêu chuẩn hoá quốc tế.
'Tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam có mức độ hài hoà cao với các tiêu chuẩn quốc tế'
Ông Adrian GOH, Giám đốc ISO khu vực Châu Á.

Tại Lễ kỷ niệm Ngày Tiêu chuẩn thế giới 14/10 được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ KH&CN) tổ chức, Giám đốc ISO khu vực Châu Á, ông Adrian GOH đã dành cho Chất lượng Việt Nam (VietQ.vn) cuộc trao đổi ngắn về khả năng của Việt Nam trong công tác tiêu chuẩn hoá quốc tế và đặc biệt sự chủ động về đổi mới công tác xây dựng tiêu chuẩn, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp trong quá trình phát triển và hội nhập.

 

Thưa ông, cảm nhận của ông như thế nào Lễ kỷ niệm Ngày Tiêu chuẩn thế giới được Việt Nam tổ chức?

 

Ngày Tiêu chuẩn thế giới là một sự kiện vô cùng quan trọng, không chỉ với các chuyên gia làm việc trong lĩnh vực xây dựng và phát triển tiêu chuẩn trên toàn thế giới, đây cũng là nền tảng để chia sẻ các lĩnh vực mới mà các chuyên gia trong lĩnh vực tiêu chuẩn của Việt Nam đang tham gia.

 

Ngày Tiêu chuẩn thế giới 14/10 là sự kiện quan trọng và các sự kiện kỷ niệm được tổ chức ở rất nhiều các quốc gia thành viên ISO như: Singapore, Indonesia, Trung Quốc, Nhật Bản, … Thực tế thì trước khi đến Việt Nam, tôi vừa mới tham gia sự kiện kỉ niệm ở Indonesia và tuần tới tôi sẽ có mặt ở một sự kiện nữa.

 

Ông nghĩ thế nào về khả năng của Việt Nam trong việc tham gia vào công tác tiêu chuẩn hoá quốc tế?

 

ISO là một hệ thống vững mạnh chỉ khi có những thành viên tích cực cũng như có sự tham gia đóng góp của tất cả các thành viên. Tôi rất mong Việt Nam tham gia sâu hơn và tích cực với vai trò chủ tịch của nhiều ban kỹ thuật hơn nữa.

 

Như tôi đã đề cập, ISO chỉ có thể phát triển vững mạnh với sự tham gia và đóng góp tích cực từ các quốc gia thành viên. Chúng tôi xây dựng các ban kỹ thuật ở nhiều lĩnh vực, chuỗi hoạt động hỗ trợ tăng cường năng lực, cung cấp nền tảng xây dựng các tiêu chuẩn. Chẳng hạn, về việc làm thế nào để đưa ra đề xuất, kiến nghị xây dựng một tiêu chuẩn ISO, chúng tôi tổ chức một chương trình đào tạo dành cho các trưởng ban kỹ thuật về quy trình cũng như phương pháp chỉ đạo xây dựng và phát triển tiêu chuẩn. Với Việt Nam, chúng tôi cũng đã tổ chức các khoá tập huấn, đào tạo với sự tham gia của đối tác Nhật Bản và các chuyên gia Việt Nam trong lĩnh vực tiêu chuẩn.

 

Là thành viên tham gia rất tích cực của ISO, Việt Nam đã áp dụng các tiêu chuẩn ISO ở mức độ quốc gia cũng như có mức độ hài hoà cao với các tiêu chuẩn quốc tế. Chẳng hạn, chúng ta có ISO/IEC Directives (Chỉ thị ISO/IEC), tài liệu cung cấp rất nhiều thông tin hỗ trợ công tác xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, cũng như đề xuất về việc làm thế nào để đạt được sự đồng thuận ở cấp độ ban kỹ thuật. Việt Nam đã làm rất tốt trong việc áp dụng các Chỉ thị này ở tầm quốc gia.

 

Ông đánh giá như thế nào về các tiêu chuẩn Việt Nam hiện nay và mức độ phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế ?

 

Việt Nam là thành viên rất tích cực của ISO và tham gia vào rất nhiều ban kỹ thuật ở nhiều lĩnh vực, từ cà phê, tới cao su – lĩnh vực chủ lực của Việt Nam, môi trường, cơ sở hạ tầng tới thành phố thông minh. Ở ISO, chúng tôi đưa ra quy trình xây dựng và phát triển tiêu chuẩn tuân thủ các quy định của ISO. Như tôi được biết thì Việt Nam cũng đang áp dụng quy trình xây dựng và phát triển tiêu chuẩn như vậy ở cấp độ quốc gia. Bởi vậy, công tác chuẩn hoá quốc gia của Việt Nam cũng tương đồng với quy trình tại ISO.

 

Hiện Việt Nam cùng các nước đang xây dựng rất nhiều các tiêu chuẩn mới, ông có chi sẻ gì để Việt Nam có thể xây dựng nhanh hơn và hài hoà hơn với quốc tế ?

 

Tại ISO, quá trình xây dựng tiêu chuẩn là một quá trình dài hơi, trung bình xây dựng một tiêu chuẩn mất trung bình khoảng 32 tháng. Chúng tôi đang nỗ lực để đưa ra những hướng dẫn rõ ràng và cụ thể hơn về quy trình xây dựng và phát triển tiêu chuẩn (một phiên bản trên nền tảng thực tế ảo-virtual version) cũng như cung cấp nền tảng để các chuyên gia từ khắp mọi nơi trên thế giới đều có thể tham gia xây dựng tiêu chuẩn. Hy vọng rằng việc ứng dụng công nghệ có thể giúp giảm thời gian xây dựng tiêu chuẩn.

 

Quá trình xây dựng tiêu chuẩn tốn thời gian bởi chúng ta cần đạt được sự đồng thuận ở cấp độ toàn cầu. Đây là quá trình rất quan trọng bởi mục đích cuối cùng của chúng ta là tiêu chuẩn mà chúng ta xây dựng sẽ được áp dụng trên toàn thế giới, chứ không phải chỉ một vài quốc gia thành viên.

 

Theo ông, làm thế nào để tiêu chuẩn hài hoà hơn với nhu cầu của doanh nghiệp?

 

Có thể tôi sẽ trả lời câu hỏi này bằng việc nhắc lại ví dụ về thành công của Việt Nam trong lĩnh vực cao su, cũng như đóng góp tích cực của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, không chỉ trong lĩnh vực xây dựng tiêu chuẩn, mà còn với vai trò lãnh đạo dự án soát xét và xây dựng tiêu chuẩn thành công tiêu chuẩn ISO 1656. Tiêu chuẩn mới này không chỉ được sử dụng hài hoà trong ASEAN mà còn được sử dụng trên toàn thế giới.

 

Chúng ta có thể rút ra bài học gì từ ví dụ này. Điều này chứng tỏ Việt Nam có thể tham gia không chỉ trong công tác xây dựng tiêu chuẩn mà còn còn hỗ trợ ngành công nghiệp cao su của Việt Nam.

 

Xin cảm ơn ông!

 

Theo VietQ

 


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang