Thứ Năm, 28/03/2024 16:41:23 GMT+7

Tin đăng lúc 03-07-2014

Lượt xem: 2463

Tiếp cận vốn cho DNNVV Việt Nam

Nâng cao hiệu quả, năng lực, chất lượng và trình độ quản lý các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, thành lập mới quỹ tín dụng nhân dân, phát triển mạng lưới tín dụng nhân dân cơ sở, đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm và đề cao tính an toàn là một trong những giải pháp giúp doanh nghiệp NVV phát triển.
Tiếp cận vốn cho DNNVV Việt Nam

Bối cảnh kinh tế Việt Nam 2013

 

Tình hình lạm phát và các cân đối vĩ mô của Việt Nam trong năm qua có chuyển biến tích cực; tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2013 ước tính tăng 5,42% so với năm 2012; các chỉ số thể hiện sức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp như chỉ số sản xuất công nghiệp, hàng tồn kho,… được cải thiện đáng kể so với năm 2012; số lượng doanh nghiệp đăng lý thành lập mới tăng: Ước tính năm 2013, tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới là 76.955 doanh nghiệp, tăng 10,1% so với năm 2012; chính sách tiền tệ được điều hành theo hướng khuyến khích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Đến ngày 12/12/2013, tổng phương tiện thanh toán tăng 14,64%; huy động vốn tăng 15,61%; tăng trưởng tín dụng tăng 8,83% so với cuối năm 2012; diễn biến của thị trường chứng khoán trong năm 2013 cũng khá ổn định, chỉ số VnIndex chủ yếu dao động trong khoảng 500 điểm và xu thế tăng điểm tương đối vững chắc kể từ giữa tháng 9 đến nay.

 

Tổng cầu qua con số của tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng thì nền kinh tế Việt Nam vẫn còn có khó khăn. Năm 2013, tổng mức bán lẻ ước tính đạt 2.618 nghìn tỷ đồng, tăng 12,6% so với năm 2012 và là mức tăng thấp nhất trong vòng bốn năm trở lại đây. Nếu loại trừ yếu tố giá thì tổng mức bán lẻ chỉ tăng tăng 5,6%, là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2009 (nếu không so sánh với mức tăng 3,9% của năm 2011).

 

  1. Báo cáo động thái DN Việt Nam 2013

Chỉ số động thái (CSĐT) được tính bằng cách lấy tỷ lệ DN có đánh giá (cảm nhận) “tình hình tốt lên” trừ đi tỷ lệ DN có đánh giá (cảm nhận) “tình hình xấu đi”. Chỉ số này dương phản ánh xu thế được cải thiện. Chỉ số này âm cho thấy tình hình xấu đi. Nếu chỉ số này bằng không, tình hình được coi là không thay đổi.

 

Có ba loại CSĐT, gồm: CSĐT Thực thấy (VBiSO) là chỉ số xây dựng dựa trên đánh giá kỳ khảo sát này so với kỳ trước đó; CSĐT Dự cảm (VBiSE) là chỉ số xây dựng dựa trên cảm nhận của doanh nghiệp về kỳ tới so với kỳ khảo sát này; CSĐT Tổng hợp (VBiSI) là trung bình tích hợp của VBiSO và VBiSE.

 

  1. Một số khó khăn và tồn tại của doanh nghiệp trong năm 2013

 

Đã có 7,6% doanh nghiệp tham gia khảo sát phải tạm dừng hoạt động trong năm 2013; thời gian ngừng hoạt động trung bình là 2,5 tháng, số tháng doanh nghiệp phải ngừng hoạt động ít nhất là 1 tháng và nhiều nhất là 6 tháng.

 

Nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp không tìm được thị trường đầu ra, tiếp đó là do doanh nghiệp không vay được vốn.

 

Các yếu tố tác động đến sản xuất kinh doanh được các doanh nghiệp dự cảm sẽ cải thiện vào năm 2014

 

  • Nhu cầu thị trường quốc tế có cải thiện trong năm 2013, tuy mức cải thiện không đáng kể.
  • Giá thành sản xuất năm 2013 tăng cao so với năm 2012. Mức độ tăng này lớn hơn mức tăng dự đoán của doanh nghiệp.
  • Tiếp cận vốn vay vào năm 2013 khó khăn hơn so với năm 2012, dù vào tháng 12/2012 doanh nghiệp dự đoán tiếp cận vốn vay năm 2013 sẽ dễ dàng hơn: thực tế năm 2013, lãi suất dù đã giảm từ 2% - 3% so với cuối năm 2012, nhưng vẫn cao so với nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là DNNVV.

 

Khó khăn tiếp cận vốn

  • Rào cản về thủ tục vay vốn và các điều kiện được vay vốn làm hạn chế khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp.
  • Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng lên cao. Để giảm bớt rủi to, các ngân hàng xem xét khắt khe và kỹ lưỡng hơn rất nhiều đối với những khoản tín dụng cấp mới.
  • Doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện mà ngân hàng đòi hỏi dẫn đến thời gian xem xét lâu hơn so với trước đây.

 

Một số kiến nghị đối với DN

 

  • Cần phải quan tâm hơn và thường xuyên cập nhật các chính sách của Nhà nước để tận dụng hỗ trợ của Chính phủ.
  • Tiếp tục thực hiện mạnh mẽ quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp.
  • Thiết lập chiến lược kinh doanh và có chương trình hành động rõ ràng. Đa dạng hoá các nguồn vốn để giảm thiểu rủi ro dựa duy nhất vào nguồn tín dụng ngân hàng.
  • Chú trọng việc cân đối dòng tiền, nâng cao mức thanh khoản, nhanh chóng giải quyết tồn kho thanh toán, theo dõi và giải quyết nợ tồn đọng;
  • Xây dựng, rà soát và có cơ chế giám sát chặt chẽ các định mức chi phí, cắt giảm các chi phí không cần thiết, tạo tiền đề hạ giá thành sản phẩm;
  • Nâng cao năng lực quản trị rủi ro và quản trị sự bất định để phân tán rủi ro, biến cái bất định thành cái xác định;
  • Tăng cường tính liên kết trong kinh doanh để các doanh nghiệp có thể hỗ trợ, bổ sung nguồn lực cùng vượt qua khó khăn.
  •  

 Một số giải pháp của Nhà nước

  • Hỗ trợ tái cấu trúc doanh nghiệp:

+ Đề án tái cơ cấu DNNN;

+ Triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm giải phóng hàng tồn kho, nợ xấu đặc biệt là tồn kho và nợ xấu trong lĩnh vực bất động sản.

+ Triển khai mạnh mẽ kế hoạch phát triển DNNVV giai  đoạn 2011-2015.

+ Tăng cường nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp trong các ngành then chốt của nền kinh tế.

  • Đẩy mạnh tái cấu trúc đầu tư công.
  • Tái cấu trúc các tổ chức tín dụng.

Tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, xây dựng thể chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

 

Tái cấu trúc các tổ chức tín dụng

 

  • Tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp xử lý nợ xấu, rà soát, phân loại nợ, cơ cấu lại các kỳ hạn trả nợ, tạo điều kiện tiếp tục cho DN vay vốn.
  • Phát triển thị trường vốn để tạo điều kiện cho DN huy động nguồn lực xã hội thông qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu và thông qua quỹ đầu tư để đáp ứng nhu cầu đầu tư của của DN ngoài Nhà nước, giảm dần sự phụ thuộc quá nhiều của DN vào nguồn vốn vay từ ngân hàng như hiện nay.
  • Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV của Ngân hàng Phát triển Việt Nam và của các quỹ bảo lãnh tín dụng ở các địa phương (QĐ 14/2009/QĐ-TTg ngày 21-1-2009)
  • Phát huy hiệu quả, đẩy dụng Tài chính vi mô (NĐ 28/2005/NĐ-CP, NĐ 165/2007/NĐ-CP) có 5 t/c, tổng tài sản: 1494 tỉ đến 30/9/2011 cho vay 90-95% tổng tài sản, nợ chậm trả 0-0.41%.
  • Triển khai có hiệu quả Quỹ Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) để hỗ trợ các DNNVV có dự án, phương án sản xuất, kinh doanh khả thi thuộc lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích của Nhà nước, phù hợp mục đích hoạt động của Quỹ. Ngân sách Nhà nước sẽ cấp 2.000 tỷ đồng vốn điều lệ cho Quỹ, Quyết định số 601/QÐ-TTg ngày 17 tháng 04 năm 2013.
  • Hỗ trợ DNNVV nâng cao năng lực lập dự án, phương án kinh doanh.
  • Nâng cao hiệu quả, năng lực, chất lượng và trình độ quản lý các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, thành lập mới quỹ tín dụng nhân dân, phát triển mạng lưới tín dụng nhân dân cơ sở, đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm và đề cao tính an toàn.
  • Các chi nhánh ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNVV tiếp cận được các dịch vụ tín dụng và dịch vụ phi tài chính của Ngân hàng; mở rộng cho vay và có chính sách hỗ trợ đối với các DNNVV (về lãi suất, về dịch vụ..).
  • Hoàn thiện hệ thống đăng ký tài sản để tăng cường khả năng thế chấp cho DNNVV, tập trung vào việc triển khai đồng bộ với việc cấp giấy chứng nhận sử dụng đất.

 

V. Kiến nghị một số biện pháp hỗ trợ

 

  • Hỗ trợ DNNVV nâng cao năng lực lập dự án, phương án kinh doanh.
  • Nâng cao hiệu quả, năng lực, chất lượng và trình độ quản lý các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, thành lập mới quỹ tín dụng nhân dân, phát triển mạng lưới tín dụng nhân dân cơ sở, đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm và đề cao tính an toàn.
  • Các chi nhánh ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNVV tiếp cận được các dịch vụ tín dụng và dịch vụ phi tài chính của Ngân hàng; mở rộng cho vay và có chính sách hỗ trợ đối với các DNNVV (về lãi suất, về dịch vụ…).
  • Hoàn thiện hệ thống đăng ký tài sản để tăng cường khả năng thế chấp cho DNNVV, tập trung vào việc triển khai đồng bộ với việc cấp giấy chứng nhận sử dụng đất.
  • Khuyến khích các ngân hàng thương mại áp dụng các hình thức đánh giá tín nhiệm doanh nghiệp để tăng cường khả năng cho vay tín chấp.
  • Xây dựng Quỹ Bảo lãnh tín dụng, đồng thời tuyên truyền và giới thiệu quy chế bảo lãnh tín dụng cho DNNVV thông qua Ngân hàng phát triển Việt Nam để  các DNNVV có thể vay vốn tại ngân hàng thương mại.
  • Đào tạo cho cán bộ của các thiết chế tài chính vi mô và tăng cường năng lực thẩm định dự án cho các cán bộ này nhằm nâng cao khả năng cho vay các khoản lớn hơn 10 triệu đồng mà không cần đòi hỏi tài sản thế chấp.
  • Xây dựng, thực hiện chính sách thuế suất ưu đãi cho các tổ chức tài chính vi mô.
  • Giới thiệu các thiết chế tài chính khác để hỗ trợ DNNVV như Quỹ đầu tư mạo hiểm, Thuê mua tài chính, quỹ đầu tư tư nhân. Khuyến khích các thiết chế do tư nhân thành lập bằng các hình thức ưu đãi khác nhau…
  • Thí điểm cơ chế ưu đãi thuế cho các DNNVV thông qua tờ khai đặc biệt để khuyến khích các DNNVV áp dùng chế độ kế toán chuyên nghiệp (hạn chế thu thuế khoán). Tuy nhiên, để làm việc này cần phải tăng cường hệ thống dịch vụ hỗ trợ kê khai thuế.

Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang