Thứ Sáu, 29/03/2024 12:42:56 GMT+7

Tin đăng lúc 13-10-2019

Lượt xem: 3192

Tiền Giang đẩy mạnh hút đầu tư vào phía Đông

Những nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, nhiều cách làm mới, sáng tạo trong hoạt động xúc tiến đầu tư của Tiền Giang đã đưa đến những khởi sắc, tạo xung lực mới cho phát triển kinh tế.
Tiền Giang đẩy mạnh hút đầu tư vào phía Đông
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lê Văn Nghĩa (ở giữa) tặng hoa cho những doanh nghiệp có đóng góp phát triển vùng kinh tế phía Đông tỉnh Tiền Giang

UBND thị xã Gò Công vừa tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư Vùng kinh tế - đô thị phía Đông, tỉnh Tiền Giang. Tại hội nghị, các huyện, thị phía Đông của tỉnh đã giới thiệu đến các doanh nghiệp, nhà đầu tư 24 dự án mời gọi đầu tư như: Khu dân cư, khu công nghiệp, nhà ở xã hội, điện gió, nhà máy chế biến trái cây, khu liên hiệp thể thao…

 

Sức hút từ phía Đông

 

24 dự án mời gọi đầu tư đã được lựa chọn kỹ lưỡng, trong đó có Dự án điện gió có vốn đầu tư trên 2.000 tỷ đồng; các dự án thuộc vùng công nghiệp phía Đông có vốn đầu tư hàng ngàn tỷ đồng.

 

Tại Hội nghị, ông Lê Văn Nghĩa, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Tiền Giang nhấn mạnh: Tiền Giang định hướng phát triển công nghiệp và các khu, cụm công nghiệp vùng kinh tế phía Đông theo hướng khai thác tốt tiềm năng, lợi thế về giao thông thủy bộ toàn vùng với các tuyến giao thông quốc gia: quốc lộ 50, cầu Mỹ Lợi, tuyến sông Soài Rạp… có vai trò kết nối liên vùng để quy hoạch phát triển, thu hút đầu tư…

 

Đặc biệt, chú trọng mời gọi đầu tư vào Khu Công nghiệp Dịch vụ Dầu khí Soài Rạp, Cụm công nghiệp Gia Thuận I và Cụm công nghiệp Gia Thuận II đồng thời xúc tiến thành lập và thu hút đầu tư phát triển thêm các Cụm công nghiệp Long Bình, huyện Gò Công Tây (20 ha) và Cụm công nghiệp Mỹ Lợi, thị xã Gò Công có diện tích 50 ha.

 

Bên cạnh đó, tỉnh khuyến khích thu hút đầu tư và mời gọi đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông – thủy lợi, kiến thiết đô thị, đầu tư vào các khu dân cư và khu đô thị mới miền biển, hoàn thiện kiến thiết hạ tầng du lịch…nhằm tạo động lực mở mang công nghiệp – dịch vụ gắn với phát triển hiệu quả tiềm năng kinh tế biển và vùng công nghiệp phía Đông tỉnh Tiền Giang.

 

Theo quy hoạch, Vùng phía Đông tỉnh Tiền Giang gồm thị xã Gò Công, huyện Gò Công Đông, Gò Công Tây và Tân Phú Đông tiếp giáp với biển Đông trong đó thị xã Gò Công đóng vai trò là đô thị hạt nhân.

 

Đây là vùng giàu các tiềm năng về phát triển các cảng biển và đô thị biển, mở mang công nghiệp và thương mại dịch vụ đặc biệt là dịch vụ hậu cần nghề cá, công nghiệp chế biến nông – hải sản xuất khẩu; du lịch sinh thái, đánh bắt và nuôi trồng thủy đặc sản…

 

Nhìn rộng hơn, ven biển Gò Công Đông là điểm chia sẻ mang tính chiến lược cho cả ĐBSCL. Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, khu vực biển và ven biển Gò Công còn rất nhiều tiềm lực để khai thác, trong đó đáng chú ý là lĩnh vực logistic.

 

Về vị trí, phía Đông của tỉnh nối liền với huyện Cần Giờ, Cảng Hiệp Phước (TP. HCM) qua sông Soài Rạp, Bà Rịa - Vũng Tàu. Toàn bộ Đồng bằng sông Cửu Long chỉ có ven biển huyện Gò Công Đông có thể cập tàu có trọng tải từ 50.000 tấn trở lên.

 

Đổi mới xúc tiến đầu tư

 

Thực hiện chủ trương mời gọi đầu tư và xã hội hóa trên các lĩnh vực, thời gian qua, 4 huyện phía Đông tỉnh Tiền Giang đã tập trung mời gọi đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng, thường xuyên tổ chức tiếp xúc các nhà đầu tư, quan tâm giải quyết thủ tục hành chính, công khai, minh bạch các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, các quy hoạch phân khu Bắc, Nam nội thị, đã tạo điều kiện cho nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp quan tâm và tiếp xúc cơ hội đầu tư.

 

 

Cụm Công nghiệp Gia Thuận 1, với tổng vốn gần 280 tỷ đồng dự kiến hoàn thành và bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư xây dựng nhà máy, xí nghiệp vào quý IV/năm 2019.

 

Ông Nguyễn Hữu Lợi, Bí thư Thị ủy, Chủ tịch UBND thị xã Gò Công cho biết, với rất nhiều tiềm năng lợi thế cùng điều kiện thuận lợi về hạ tầng giao thông, điện, nước, phù hợp cho phát triển công nghiệp khu vực, chúng tôi sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư đến tìm hiểu và đầu tư trên địa bàn.

 

Ven biển Gò Công Đông là điểm chia sẻ mang tính chiến lược cho cả ĐBSCL.

 

“Chúng tôi cũng tập trung cải cách thủ tục hành chính và nâng cao chất lượng giải phóng mặt bằng, nhằm góp phần thu hút nhiều dự án đầu tư vào khu vực thuộc 4 huyện khu vực phía Đông tỉnh Tiền Giang” - ông Lợi nhấn mạnh.

 

Theo ông Lợi, trong thời gian tới, lãnh đạo thị xã Gò Công sẽ tiếp tục quan tâm việc gặp gỡ, giới thiệu và mời gọi các nhà đầu tư. Một mặt nhằm đẩy nhanh tiến độ 2 dự án chỉnh trang đô thị của thị xã và mời gọi phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thị xã, cũng như tạo điều kiện mở rộng quy mô Dự án Nhà máy may mặc Việt Long Hưng giai đoạn 2 và Nhà máy may ba lô, túi xách của Hàn Quốc để giúp các nhà đầu tư đẩy nhanh thực hiện các dự án đầu tư. “Hiện nay, trên địa bàn thị xã có khoảng 10 dự án đầu tư; trong đó có một số dự án phát triển thương mại, dịch vụ, công nghiệp, du lịch, chỉnh trang đô thị… sẽ góp phẩn thúc đẩy thị xã Gò Công phát triển theo hướng văn minh, hiện đại” - ông Lợi cho biết.

 

Trên thực tế, khu vực phía Đông đã thu hút được nhiều nhà đầu tư, như: Dự án Nhà máy may mặc Việt Long Hưng, có tổng mức đầu tư 1.200 tỷ đồng, đã đi vào hoạt động giai đoạn 1 trong quý I/2018, giải quyết việc làm cho khoảng 1.700 công nhân; Công ty Shila Glovis Việt Nam đã hoàn thành toàn bộ dự án và đi vào hoạt động trong quý IV/2017, với 1.700 công nhân hoạt động sản xuất…

 

Những dự án đầu tư có quy mô tương đối lớn này đã giải quyết tốt nhu cầu lao động, việc làm của người dân trên địa bàn thị xã, cũng như các địa phương trong Vùng kinh tế - đô thị phía Đông.

 

Có thể nói, phát huy lợi thế cạnh tranh, những năm gần đây, tỉnh Tiền Giang đã quyết liệt đổi mới cách nghĩ, cách làm để mời gọi, thu hút đầu tư. Việc tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư theo Vùng kinh tế là cách làm phù hợp với định hướng quy hoạch phát triển Vùng của tỉnh, mang lại hiệu quả thiết thực.

 

Đặc biệt, sau Hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2018, tỉnh có nhiều đổi mới trong cách tiếp cận doanh nghiệp cũng như chính sách hỗ trợ các nhà đầu tư. Hằng tuần, lãnh đạo tỉnh sẵn sàng tiếp xúc các nhà đầu tư để giải đáp, tháo gỡ vướng mắc quy trình thủ tục, hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp. Tỉnh chủ động triển khai chương trình tiếp xúc nhà đầu tư tiềm năng tại Nhật Bản, Hàn Quốc...

 

Theo Enternews

 


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang