Thứ Năm, 25/04/2024 16:49:41 GMT+7

Tin đăng lúc 30-06-2020

Lượt xem: 1173

Thách thức mục tiêu tăng trưởng

Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa công bố số liệu kinh tế - xã hội quý II và 6 tháng đầu năm. Theo đó, mức tăng trưởng GDP nửa đầu năm 2020 chỉ đạt 1,81%, thấp hơn dự đoán và thấp hơn kịch bản thấp nhất mà Tổng cục Thống kê đưa ra.
Thách thức mục tiêu tăng trưởng
Công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực chính cho tăng trưởng

Theo Tổng cục Thống kê, GDP quý II/2020 ước tính tăng 0,36% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng thấp nhất của quý II các năm trong giai đoạn 2011-2020 do quý II/2020 chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch Covid-19. “Kinh tế 6 tháng đầu năm chỉ đạt mức tăng trưởng 1,81%, thấp nhất 10 năm qua nhưng trong bối cảnh hiện nay, đây là mức tăng trưởng khá so với cáác nûúác trong khu vûåc vaâ trïn thïë giúái”- bà Nguyễn Thị Hương - Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục Thống kê nhận định.

 

Trong mức tăng trưởng 1,81%, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,19%, đóng góp 11,89% vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 2,98%, đóng góp 73,14%; khu vực dịch vụ tăng 0,57%, đóng góp 14,97%.


Động lực chính cho tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm là công nghiệp chế biến, chế tạo (tăng 4,96%) và các ngành dịch vụ thị trường (bán buôn và bán lẻ tăng 4,3%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,78%).

 

Ông Phạm Đình Thúy – Vụ trưởng Vụ Thống kê xây dựng và Công nghiệp (Tổng cục Thống kê) – cho biết thêm: Do dịch bệnh sớm được kiểm soát, các lĩnh vực của nền kinh tế đang từng bước hoạt động bình thường trở lại, sản xuất công nghiệp có sự khởi sắc và dần lấy lại đà tăng trưởng từ tháng 5/2020.

 

Dù mức tăng trưởng GDP là khá so với các nước trong khu vực, song ông Dương Mạnh Hùng – Vụ trưởng Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia (Tổng cục Thống kê) – cho rằng, từ khi cơ quan này thống kê GDP từ năm 1991, chưa bao giờ ghi nhận mức tăng trưởng GDP quý II và 6 tháng đầu năm thấp như vậy. Đặc biệt, mức tăng trưởng này còn kém hơn kịch bản thấp nhất mà Tổng cục Thống kê đặt ra trước đó. “Mục tiêu tăng trưởng 6,8% là nhiệm vụ vô cùng khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh, đứt gãy chuỗi cung ứng trên toàn cầu hiện tại. Để đạt được mục tiêu trên 2 quý cuối năm phải tăng trưởng trên 10%”- öng Dûúng Maånh Huâng nhêën maånh.

 

Ông Hùng cũng dự đoán tăng trưởng GDP quý III và IV sẽ tốt hơn 6 tháng qua bởi còn dư địa lớn để tăng trưởng giải ngân đầu tư công, tăng trưởng dư nợ tín dụng, cũng như dựa trên kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp nghiệp.

 

Thực tế, sau 2 tháng nới lỏng và gỡ bỏ các biện pháp giãn cách xã hội, các hoạt động kinh tế - xã hội đang dần được khôi phục. Số doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 6 tiếp tục khởi sắc với 13,7 nghìn doanh nghiệp, tăng 27,9% so với tháng trước. Bên cạnh đó, kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành chế biến, chế tạo cũng cho thấy các doanh nghiệp kỳ vọng tình hình sản xuất, kinh doanh của quý III khả quan hơn quý II.

 

Thời gian tới, Tổng cục Thống kê cho rằng, để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi kinh tế sau dịch, Chính phủ cần tiếp tục cải cách quy trình, thủ tục để doanh nghiệp tiếp cận các chính sách hỗ trợ đơn giản, thuận tiện, kịp thời. Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công kế hoạch năm 2020, tháo gỡ khó khăn cho các dự án chậm giải ngân đặc biệt là các dự án trọng điểm, quy mô lớn, có sức lan tỏa. Bên cạnh đó, kích cầu đầu tư trong khối doanh nghiệp sản xuất cho xuất khẩu để chủ động nguồn hàng khi thị trường các nước trên thế giới mở lại bình thường và tận dụng cơ hội từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). 

 

Về cơ cấu nền kinh tế 6 tháng đầu năm 2020, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 14,16%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,44%; khu vực dịch vụ chiếm 42,04%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 10,36%.

 

Theo Congthuong


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang