Thứ Ba, 23/04/2024 21:15:22 GMT+7

Tin đăng lúc 19-02-2019

Lượt xem: 2526

Rằm tháng Giêng: Việt Nam đón siêu trăng

Rằm tháng Giêng, người dân Việt Nam chứng kiến hiện tượng mặt trăng xuất hiện ở phía đối diện với mặt trời và bề mặt của nó sẽ phản xạ tối đa ánh sáng mặt trời về phía trái đất.
Rằm tháng Giêng: Việt Nam đón siêu trăng

Ngày 19/2 (rằm tháng Giêng Âm lịch), Việt Nam cùng các nước trên thế giới sẽ được chứng kiến hiện tượng siêu trăng kéo dài và rõ nhất trong năm 2019.  Cụ thể, lúc 22h53, mặt trăng sẽ đạt cực đại. Khi đó, mặt trăng sẽ xuất hiện ở phía đối diện với mặt trời và bề mặt của nó sẽ phản xạ tối đa ánh sáng mặt trời về phía trái đất.

 

 

Khi siêu trăng diễn ra, Mặt trăng sẽ xuất hiện ở phía đối diện Mặt trời. Mặt trăng lúc này phản xạ tối đa ánh sáng Mặt trời về phía Trái đất

 

Quan sát từ trái đất, mặt trăng sẽ to hơn và sáng hơn so với những lần trăng tròn khác, nên gọi là siêu trăng. Nếu điều kiện thời tiết thuận lợi, đây sẽ là đêm trăng rằm tháng Giêng sáng nhất trong nhiều năm trở lại đây. 

 

Đây là lần thứ 2 trong 3 lần xảy ra siêu trăng của năm 2019, lần đầu diễn ra vào ngày 21/1, lần siêu trăng thứ 3 sẽ là đêm 19/5. Đặc biệt, lần siêu trăng sắp tới sẽ xảy ra vào đúng rằm tháng Giêng tại Việt Nam, được cho là lần dài nhất và rõ nhất trong năm.

 

Trước đây, người dân toàn thế giới từng ấn tượng với Siêu trăng tuyết hồi tháng 2/2017. Khi đó, trăng tuyết xuất hiện cũng lúc với nguyệt thực và sao chổi tạo nên một đêm trăng đáng nhớ với nhiều người yêu thiên văn.

 

Khi đó, hiện tượng nguyệt thực xảy ra trước tiên vào đêm trăng tuyết trong khoảng 4 tiếng đồng hồ và có thể quan sát được từ nhiều châu lục trên thế giới, bao gồm châu Âu, châu Á, châu Phi và phần lớn châu Mỹ. Vài tiếng sau đó, sao chổi năm mới 45P cũng di chuyển sát trái đất. Đây là lần tiến gần hành tinh nhất kể từ năm 2011.

 

Sao chổi này được phát hiện lần đầu vào năm 1948. Nó xuất hiện cứ mỗi 5,5 năm và có thể quan sát được từ trái đất trong khoảng tháng 12 đến qua năm mới. Người ta có thể trông thấy nó với phần ánh sáng màu xanh và đuôi như hình quạt. Phải đến năm 2022, chúng ta mới có cơ hội chiêm ngưỡng lại sao chổi này.

 

Nguồn VietQ


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang