Thứ Sáu, 19/04/2024 16:24:02 GMT+7

Tin đăng lúc 07-09-2021

Lượt xem: 1053

Phát triển nhân lực lĩnh vực trí tuệ nhân tạo

Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) đến năm 2030 được ban hành theo Quyết định số 127/QĐ-TTg ngày 26-1-2021 của Thủ tướng Chính phủ, với mục tiêu đưa AI trở thành công nghệ mũi nhọn, từng bước đưa Việt Nam trở thành điểm sáng về AI trong khu vực và trên thế giới. Thực hiện mục tiêu này, giải pháp quan trọng là phải đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực này.
Phát triển nhân lực lĩnh vực trí tuệ nhân tạo
Khóa đào tạo về trí tuệ nhân tạo cho cán bộ, giảng viên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, tháng 1-2021

Nhng thách thc

 

Mặc dù trí tuệ nhân tạo đang trở thành xu thế tất yếu với những tiềm năng lớn, song việc phát triển lĩnh vực này ở Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức không nhỏ. Theo bà Nguyễn Thị Lan Phương, Trưởng phòng Nhân sự (Trung tâm Không gian mạng Viettel), hiện nguồn nhân lực AI mới chỉ đáp ứng 1/10 nhu cầu, đặc biệt đang rất thiếu nhân lực AI trình độ cao.

 

Dưới góc độ giảng dạy, nghiên cứu và sản xuất sản phẩm AI, Giáo sư Vũ Hà Văn, Giám đốc khoa học Viện Nghiên cứu dữ liệu lớn Vingroup (VinBigdata) cho rằng, mặc dù nhu cầu nhân lực AI tăng cao trong vài năm gần đây, song chỉ có khoảng 30% cử nhân công nghệ thông tin tốt nghiệp có thể làm việc liên quan đến AI, còn lại phải tiếp tục đào tạo mới có thể trở thành chuyên gia. Nguyên nhân là sự khác biệt giữa việc làm bài tập ở đại học và trong thực tế. Bên cạnh đó, hạn chế về ngoại ngữ là yếu tố cản trở quá trình học tập, nghiên cứu và phát triển nghề nghiệp.

 

Theo Tiến sĩ Bùi Hải Hưng, Viện trưởng Viện nghiên cứu VinAI Research (Tập đoàn Vingroup), công tác đào tạo tại các trường đại học là mấu chốt để giải quyết vấn đề nhân lực. Hiện tại, các trường đại học về khoa học và kỹ thuật hàng đầu của Việt Nam đều triển khai các chương trình đào tạo khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo. Năm 2019, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội mở ngành học này và trong 2 năm qua, số lượng sinh viên đăng ký rất đông, nhưng nhà trường chỉ tuyển với số lượng hạn chế (60 sinh viên năm 2019 và 80 sinh viên năm 2020), nên điểm đầu vào luôn thuộc tốp đầu trong các ngành của trường. Năm 2021, nhà trường sẽ tuyển 100 sinh viên.

 

Trong khi đó, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tùng, Khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học Thủy lợi cho biết, năm 2020, nhà trường đã mở chuyên ngành AI và khoa học dữ liệu, nhưng rất khó tuyển sinh, vì nhiều phụ huynh và sinh viên chưa hiểu về lĩnh vực này. Còn Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Sỹ Vinh, Chủ nhiệm Khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) thông tin, trường đang xây dựng chương trình đào tạo chuyên sâu về AI dành cho sinh viên từ năm thứ ba, khi sinh viên có kiến thức nền tảng, như: Toán thống kê, toán ứng dụng, lập trình.

 

Nâng cao cht lượng đào to

 

Theo Giáo sư, Tiến sĩ Hồ Tú Bảo, Giám đốc Phòng thí nghiệm khoa học dữ liệu, Viện Nghiên cứu cao cấp về toán (Bộ Giáo dục và Đào tạo), để AI có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống, ngay từ cấp đại học, cần “nhập môn AI” cho mọi ngành học, giúp sinh viên có tư duy về thống kê, con số, năng lực và kỹ năng sử dụng dữ liệu. Ngoài ra, thay vì coi AI là một phần trong bộ môn của các khoa công nghệ thông tin, cần xây dựng nhiều chương trình đào tạo bậc đại học, trên đại học chuyên về AI và khoa học dữ liệu.

 

Còn Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Minh Triết, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng, trong quá trình đào tạo, AI không đứng một mình, mà đóng vai trò hỗ trợ đào tạo các lĩnh vực liên ngành, nâng cao kiến thức về trí tuệ nhân tạo ở các ngành khác nhau. Để đẩy mạnh chất lượng đào tạo nhân lực ngành này, không chỉ bồi dưỡng cho sinh viên đại học kiến thức nền tảng, thuật toán, giải thuật bên trong, mà phải rèn luyện kỹ năng để vận dụng vào thực tế, xây dựng những sản phẩm phục vụ xã hội, khuyến khích sinh viên làm quen, nghiên cứu khoa học về AI.

 

"Sự phối hợp giữa doanh nghiệp và các đơn vị đào tạo đã được thực hiện khá tốt. Nếu được tăng cường hơn, như việc các công ty xây dựng phòng thí nghiệm tại trường học cho sinh viên thực hành, tham gia vào các dự án cụ thể, thì kiến thức chuyên môn cùng kinh nghiệm thực tiễn của sinh viên sẽ cao hơn, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của doanh nghiệp. Khi đó, nhà trường cũng nắm rõ yêu cầu về nhân sự của doanh nghiệp để có kế hoạch đào tạo phù hợp", Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Minh Triết nói.

 

Từ góc độ cơ quan quản lý chương trình đào tạo nhân lực ngành AI, Tiến sĩ Phạm Như Nghệ, Phó Vụ trưởng Vụ Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết, Bộ đã phối hợp với các trường đại học thực hiện diện rộng chương trình phổ cập kỹ năng xây dựng dữ liệu ứng dụng của AI, thúc đẩy đào tạo chính quy trình độ đại học và sau đại học. “Trong thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ triển khai các tiêu chuẩn chương trình, gồm chuẩn đầu ra đối với sinh viên ngành AI và khoa học dữ liệu, xây dựng khung đào tạo và chuẩn nhóm ngành để trao đổi nguồn lực trong khu vực ASEAN”, Tiến sĩ Phạm Như Nghệ cho hay.

 

Theo Hanoimoi.com.vn


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang