Thứ Bẩy, 20/04/2024 17:44:22 GMT+7

Tin đăng lúc 26-10-2022

Lượt xem: 597

Ninh Bình chuyển dịch kinh tế

Năm 2022, Tỉnh Ninh Bình tập trung đổi mới mô hình tăng trưởng tái cơ cấu các ngành kinh tế theo hướng lấy phát triển công nghiệp làm trọng tâm.
Ninh Bình chuyển dịch kinh tế
Đoàn công tác của UBND tỉnh kiểm tra hoạt động sản xuất tại công ty Nam&Co London và Công ty Master Vina

Trong 9 tháng đầu năm 2022 tình hình sản xuất công nghiệp của tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực. Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp đạt mức tăng khá so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) toàn tỉnh tháng 9/2022 ước tính tăng 6,60% so với cùng tháng năm trước. Tính chung lại 9 tháng đầu năm 2022 chỉ số IIP toàn tỉnh tăng 3,02% so với cùng kỳ năm 2021.

 

Phát triển theo chiều sâu

 

Đẩy mạnh phát triển sản xuất công nghiệp theo chiều sâu là mục tiêu mà ngành Công Thương Ninh Bình đặt ra. Bà Nguyễn Thị Thu Hà - Bí thư tỉnh ủy Ninh Bình cho biết, tỉnh đã xác định rõ việc đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trên địa bàn tỉnh. Sau 17 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 54, Ninh Bình đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, kinh tế xã hội của Ninh Bình qua các giai đoạn có nhiều khởi sắc, phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

 

Cụ thể, kinh tế đạt được mức tăng trưởng khá qua các giai đoạn, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2005-2010 đạt 15,6%/năm; giai đoạn 2011-2021 đạt 7,7%/năm; giai đoạn 2005-2020 tăng bình quân 11,04%/năm. “Quy mô nền kinh tế không ngừng được mở rộng, giá trị GRDP (theo giá hiện hành) của tỉnh năm 2021 đạt trên 72 nghìn tỷ đồng, gấp 14,5 lần so với năm 2005 (năm 2005 đạt 4,97 nghìn tỷ đồng). GRDP bình quân đầu người tăng từ 5,57 triệu đồng năm 2005 lên 71,5 triệu đồng năm 2021, tăng gấp 12,8 lần so với năm 2005”- lãnh đạo tỉnh ủy Ninh Bình nhấn mạnh.

 

Đặc biệt, cơ cấu các ngành kinh tế của Ninh Bình chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp và dịch vụ, cơ cấu sản xuất trong nội bộ các ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng khai thác có hiệu quả tiềm năng thế mạnh của tỉnh gắn với thị trường.

 

Lĩnh vực du lịch của Tỉnh phục hồi mạnh mẽ là đòn bảy quan trọng thúc đẩy các hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh tiếp tục đà tăng trưởng và phát triển. Cũng trong 9 tháng đầu năm, ngành kinh doanh thương mại, dịch vụ của tỉnh vẫn duy trì tốc độ tăng cao ấn tượng so với cùng kỳ năm trước. Đây được xem là ngành kinh tế mũi nhọn và được xác định là hướng đi, hướng phát triển bền vững của tỉnh.

 

Cụ thể hóa mục tiêu trong năm 2022

 

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới mà ngành công thương Ninh Bình hướng tới là đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với tái cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, bảo đảm kinh tế Ninh Bình phát triển nhanh, bền vững.

 

Để thực hiện nhiệm vụ này, một lãnh đạo ngành Công Thương Ninh Bình cho biết, trong lĩnh vực công nghiệp, Ninh Bình sẽ tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành Công nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và giảm tỷ trọng gia công; ưu tiên tập trung phát triển những ngành có lợi thế cạnh tranh, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp công nghệ cao...

 

Ngành Công Thương sẽ tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp trong đổi mới công nghệ, chuyển đổi số, tạo ra “kỷ nguyên bứt phá” cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, HTX trên địa bàn tỉnh. Trong mảng tiểu thủ công nghiệp - làng nghề, Ninh Bình sẽ đẩy mạnh phát triển các làng nghề có sản phẩm tiêu thụ lớn, tập trung vào những sản phẩm có giá trị cao, tăng cường thu hút đầu tư lấp đầy các khu, cụm công nghiệp, thúc đẩy hình thành và phát triển các cụm công nghiệp với phát triển doanh nghiệp. Song song với rà soát, nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn, nắm bắt tình hình và giải quyết những khó khăn của các khu, cụm công nghiệp này.

 

Cũng theo vị lãnh đạo này, ngành Công thương Ninh Bình sẽ đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kiểm soát lạm phát, ổn định cung - cầu hàng hóa; phát triển sản xuất gắn với việc tăng cường tuyên truyền, quảng bá, tiếp thị để nâng cao vị thế và uy tín của hàng hóa sản xuất trong nước; hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ các dự án trung tâm thương mại, siêu thị, chợ trên địa bàn; tăng cường công tác quản lý nhà nước, xã hội hóa đầu tư, quản lý các chợ trên địa bàn, giải tỏa và sắp xếp chợ cóc, chợ tạm…

 

Với phương châm đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu các ngành kinh tế của tỉnh Ninh Bình theo hướng lấy phát triển công nghiệp làm trọng tâm, du lịch là mũi nhọn; khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên du lịch, tài nguyên khoáng sản; khai thác cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo hướng công nghệ cao, công nghệ sạch, thân thiện với môi trường theo hình thức cụm liên kết ngành, nhóm sản phẩm chuyên môn hóa.

 

Theo Diễn đàn DN


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang