Thứ Năm, 18/04/2024 15:52:53 GMT+7

Tin đăng lúc 26-04-2019

Lượt xem: 1887

Ngành công nghiệp hỗ trợ: Sẽ có gói tín dụng ưu đãi 100.000 tỷ đồng

Theo Bộ Công Thương, sẽ hình thành gói tín dụng ưu đãi khoảng 100.000 tỷ đồng dành cho phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT).
Ngành công nghiệp hỗ trợ: Sẽ có gói tín dụng ưu đãi 100.000 tỷ đồng
Tạo thuận lợi để ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển

Mục tiêu đến năm 2020, sản phẩm CNHT của Việt Nam có khả năng cạnh tranh cao, đáp ứng 45% nhu cầu thiết yếu và tiêu dùng nội địa, chiếm 25% giá trị xuất khẩu; năm 2030, đáp ứng được 70% nhu cầu...

 

Hiện thực hóa mục tiêu trên, Bộ Công Thương đề xuất hàng loạt giải pháp về chính sách và phát triển thị trường cho CNHT. Trong đó, giải pháp tập trung là tiếp tục xây dựng, hoàn thiện chính sách, thúc đẩy một số ngành công nghiệp ưu tiên phát triển; có chính sách ràng buộc và khuyến khích địa phương trong bố trí ngân sách cho CNHT; thúc đẩy thị trường cho ngành hạ nguồn, chú trọng ngành ôtô, điện tử, dệt may, da giày, công nghiệp vật liệu, thu hút đầu tư. Bên cạnh đó, nâng cao năng lực doanh nghiệp trên cơ sở triển khai hiệu quả chương trình, bố trí vốn đầu tư xây dựng 3 Trung tâm kỹ thuật hỗ trợ phát triển công nghiệp; hỗ trợ tín dụng, xử lý môi trường, tháo gỡ vướng mắc thuế...

 

Đặc biệt, trong giải pháp tài chính, đề xuất hình thành gói tín dụng ưu đãi khoảng 100.000 tỷ đồng - với cơ chế tương tự như gói tín dụng dành cho nông nghiệp công nghệ cao - để thúc đẩy các ngành công nghiệp phát triển theo định hướng chiến lược của Đảng và Chính phủ, trong đó, ưu tiên về tín dụng cho CNHT.

 

Liên quan đến vấn đề này, Thủ tướng Chính phủ cũng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính bố trí nguồn vốn đầu tư để xây dựng 3 Trung tâm kỹ thuật hỗ trợ phát triển công nghiệp; Bộ Công Thương, các bộ chức năng chủ trì nghiên cứu, đề xuất các trung tâm trên; Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu, đề xuất các ưu đãi, hỗ trợ về vốn, tín dụng để phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên phát triển, trong thời hạn từ 5 năm đến 10 năm.

 

Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét điều chỉnh cơ chế tiếp cận Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia theo hướng thông thoáng và nhanh gọn, đơn giản hơn đối với doanh nghiệp CNHT. Bên cạnh đó, với sự hướng dẫn của Bộ Công Thương, một số địa phương cần có chương trình hành động để phát triển CNHT.

 

Mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam có sản phẩm CNHT có khả năng cạnh tranh cao, đáp ứng được 45% nhu cầu thiết yếu cho sản xuất, tiêu dùng trong nội địa; chiếm khoảng 11% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp; có khoảng 1.000 doanh nghiệp đủ năng lực cung ứng cho các doanh nghiệp lắp ráp và tập đoàn đa quốc gia trên lãnh thổ Việt Nam.

 

Năng lực sản xuất sản phẩm CNHT trong nước dần được cải thiện, đáp ứng một bước tiến trình nội địa hóa của các ngành sản xuất, cụ thể là 40-45% cho ngành dệt may, da giày, 10-20% cho sản xuất, lắp ráp ôtô dưới 9 chỗ…


Theo congthuong.vn


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang