Thứ Bẩy, 20/04/2024 20:35:10 GMT+7

Tin đăng lúc 20-04-2021

Lượt xem: 1185

Long An hướng đến phát triển vùng kinh tế công nghệ cao

Ngày 19-4, UBND tỉnh Long An tổ chức Tọa đàm “Định hướng phát triển vùng kinh tế công nghệ cao”, để các chuyên gia, nhà kinh tế, nhà quản lý, doanh nghiệp hiến kế cho Long An định hướng phát triển và thu hút đầu tư vào vùng kinh tế công nghệ cao.
Long An hướng đến phát triển vùng kinh tế công nghệ cao

Đến dự Tọa đàm, có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình; ông Park Noh-Wan, Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam; đại diện Văn phòng Chính phủ, Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI), lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, lãnh đạo các tỉnh ĐBSCL; các tập đoàn đầu tư lớn đến từ các nước: Hàn Quốc, Mỹ, CHLB Đức, Ấn Độ và doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh Long An.

 

Bí thư Tỉnh ủy Long An Nguyễn Văn Được cho biết: Long An là tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía nam, nằm ngay cửa ngõ từ TP Hồ Chí Minh đi các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL, có biên giới, cửa khẩu quốc tế, cảng biển, nhất là tiếp giáp với TP Hồ Chí Minh. Trong nhiệm kỳ qua Long An đã tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nổi bật nhất, tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 9,11%/năm. Riêng năm 2020, mặc dù ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 nhưng mức tăng trưởng của tỉnh Long An vẫn đạt 5,91%, bằng gấp đôi mức tăng trưởng chung của cả nước. 

 

Với khát vọng “Đến năm 2025, giữ vững vị trí dẫn đầu vùng ĐBSCL và phấn đấu đến năm 2030 trở thành tỉnh phát triển khá trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam”, tỉnh Long An đang khẩn trương lập Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

 

Để đạt được mục tiêu đề ra, Long An đang định hướng hình thành Khu kinh tế công nghệ cao gắn với xây dựng đô thị thông minh theo mô hình, kiểu mẫu của Hàn Quốc để thu hút, ươm tạo các dự án công nghệ cao. Với bản quy chiến lược và tầm nhìn dài hạn này sẽ tạo sự đột phá, phát huy tối đa hiệu quả các nguồn lực, đổi mới mô hình tăng trưởng, ưu tiên nhà đầu tư chiến lược, thu hút đầu tư ngành nghề công nghệ cao như: Điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin gắn với phát triển nền kinh tế số; tập trung thu hút đầu tư để hình thành các trung tâm logistics tại các địa bàn tiềm năng như: Bến Lức, Cần Giuộc… Qua đó, tạo nền tảng vững chắc để Long An phát triển nhanh và bền vững trong giai đoạn mới.

 

Tổng Giám đốc Roland Berger Việt Nam (Long An) Bùi Đào Thái Trường chia sẽ: Long An có cơ hội kết nối các khu cộng nghiệp tại miền nam và phát triển hệ sinh thái công nghiệp của các vùng. Vì vậy, muốn nâng lên tầng cao mới cần có chiến lược vận hành cơ sở hạ tầng, thay đổi mô hình quản lý và chính sách khuyến khích, giảm thiểu hạn chế và quy trình quan liêu và thay vào đó là chương trình khuyến khích phù hợp. 

 

Phát biểu tại buổi Tọa đàm, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nhận định: Long An hoàn toàn có đủ cơ hội, lợi thế để phát triển vùng kinh tế công nghệ cao, lấy khoa học, công nghệ cao làm nên tảng… Để hoàn thành mục tiêu của Đảng bộ tỉnh đề ra trong nhiệm kỳ 2020-2025, đó là: “Khai thác tiềm năng, lợi thế của tỉnh để đẩy mạnh chuyển dịch kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, đô thị hóa, hiện đại hóa; phát triển kinh tế gắn với thực hiện tiến bộ công bằng xã hội và bảo vệ tài nguyên môi trường; kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng an ninh; tạo bước đột phát để tỉnh Long An phát triển nhanh và bền vững để đến năm 2025, giữ vững vị trí dẫn đầu vùng ĐBSCL và phấn đấu đến năm 2030 trở thành tỉnh phát triển khá trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam.

 

Phó Thủ tướng đề nghị tỉnh Long An cần tiếp tục tham vấn các chuyên gia nhà khoa học, doanh nghiệp và người dân để đề ra các định hướng phát triển vùng kinh tế công nghệ cao thông minh, trong đó, cần tập phát triển hài hòa giữa khu vực đô thị và nông thôn. Đối với phát triển công nghiệp, tỉnh cần xác định các ngành mũi nhọn, có lợi thế để tập trung phát triển, chú trọng phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, dịch vụ logistics.

 

Về nông nghiệp, Long An cần phát triển theo hướng tập trung, ứng dụng công nghệ cao. Tiếp tục cải cách thể chế, xây dựng thành công chính quyền điện tử/số, tập trung cải thiện môi trường đầu tư, kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư, doanh nghiệp trong quá trình hoạt động, nhất là trong giai đoạn hiện nay bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, cần phải sâu sát hơn, kịp thời quan tâm, có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp…

 

Tại buổi Tọa đàm, lãnh đạo các sở, ngành tỉnh Long An và doanh nghiệp đã ký kết tác về việc tài trợ dịch vụ tư vấn chuyển đổi số, quy chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành của tỉnh giải quyết thủ tục liên quan đến chấp thuận chủ trương đầu tư”; hỗ trợ của các doanh nghiệp công nghệ, viễn thông, tài chính…

 

Theo Nhân Dân


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang