Thứ Sáu, 19/04/2024 01:29:44 GMT+7

Tin đăng lúc 05-12-2022

Lượt xem: 885

Lợi dụng World Cup 2022, kinh doanh gần 30.000 bộ thể thao giả mạo các nhãn hiệu

Cơ quan chức năng TP.Hà Nội vừa thu giữ gần 30.000 bộ thể thao hiệu adidas, nike giả mạo nhãn hiệu được giao bán trên nền tảng thương mại điện tử với giá từ 55.000 - 65.000 đồng/bộ.
Lợi dụng World Cup 2022, kinh doanh gần 30.000 bộ thể thao giả mạo các nhãn hiệu
Toàn bộ số hàng hóa giả mạo đã bị cơ quan chức năng tiến hành thu giữ. Ảnh tư liệu

Chiều ngày 02/12/2022, Đội QLTT số 1, Cục QLTT TP. Hà Nội phối hợp với Đội 4 Phòng PC03 - Công an thành phố Hà Nội tiến hành kiểm tra cơ sở kinh doanh nằm trong khuôn viên Công ty Cổ phần thương mại Hiệp Hương, ngõ 11 Trần Vĩ, Cầu Giấy, Hà Nội.

 

Cơ sở kinh doanh này do ông Thiều Tiến Lợi (sinh năm 1986) là chủ. Qua kiểm tra thực tế, Đoàn kiểm tra phát hiện gần 30.000 bộ quần áo, đôi giầy, đôi găng tay có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu adidas với mẫu mã quần áo của một số quốc gia như Bỉ, Nhật Bản và các Câu lạc bộ Manchester United, Tottenham Hotspur... đang bầy bán tại cơ sở.

 

Làm việc với Đoàn kiểm tra ông Thiều Tiến Lợi cho biết, Cơ sở kinh doanh của ông sử dụng tài khoản trên mạng xã hội: https://www.facebook.com/sport.mai/ và các tài khoản trên mạng xã hội Zalo để đăng tải hình ảnh, nhận đặt hàng để bán các sản phẩm hàng hóa có dấu hiệu giả mạo nói trên.

 

Đoàn kiểm tra đã tiến hành tạm giữ toàn bộ số hàng hóa có dấu hiệu giả mạo trên để củng cố hồ sơ và xử lý theo quy định với các hành vi: Kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu theo quy định tại Nghị định số 99/2013/NĐ-CP của Chính phủ và cung cấp thông tin, kinh doanh, buôn bán hàng giả, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên mội trường Internet theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 63 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP của Chính phủ.

 

Theo ông Hoàng Đại Nghĩa, Đội trưởng Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Hà Nội, trong thời gian gần đây, cả thế giới nói chung và người dân Việt Nam nói riêng đang cùng hướng đến diễn biến các trận đấu của giải bóng đá vô địch thế giới World Cup 2022. Cùng với đó là nhu cầu sử dụng quần áo bóng đá, giầy, găng tay phục vụ cho hoạt động thi đấu và cổ vũ bóng đá ngày càng tăng.

 

Nắm bắt nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng, nhiều đối tượng kinh doanh, buôn bán các loại hàng hóa là quần áo, giầy, găng tay… là hàng giả, hàng nhái dùng cho môn bóng đá đã lựa chọn thời điểm tập kết, cung cấp ồ ạt các mặt hàng này ra thị trường thông qua hoạt động thương mại điện tử bằng các mạng xã hội như zalo, facebook.

 

Ông Nghĩa cũng cho biết, trong thời gian tới, Đội QLTT số 1 tiếp tục thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm ngăn chặn sớm các hành vi vi phạm đặc biệt đối với các đối tượng lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh các sản phẩm giả mạo nhãn hiệu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng lậu gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng cũng như uy tín của các doanh nghiệp làm ăn chân chính.

 

Theo Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 có quy định; về hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ. Theo đó, hàng hóa giả mạo nhãn hiệu là hàng hóa; bao bì của hàng hóa có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng; hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu; chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu; hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa. Mọi hình vi xâm phạm làm tổn hại đến nhãn hiệu; đều phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Như vậy quần áo giả nhãn hiệu chính là hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ; các hành vi này sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

 

Theo Điều 12 Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định về sản xuất; nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu; chỉ dẫn địa lý như sau: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm đến 5.000.000 đồng: Bán; chào hàng; vận chuyển, kể cả quá cảnh; tàng trữ; trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý; Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản này.

 

Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

 

Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

 

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

 

Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 55.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 40.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.

 

Biện pháp khắc phục hậu quả với hành vi bán quần áo giả mạo nhãn hiệu: Điều 12 Nghị định 99/2013/NĐ-CP cũng quy định về biện pháp khắc phục hậu quả; với hành vi bán quần áo giả mạo nhãn hiệu:

 

Buộc tiêu hủy hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý; nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất; kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu; hoặc chỉ dẫn địa lý với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp; đối với hành vi vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 11 Điều này;

 

Buộc tái xuất đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý; phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất; kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu; hoặc chỉ dẫn địa lý sau khi đã loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa; đối với hành vi vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 10 Điều này;

 

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được; do thực hiện hành vi vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 11 Điều này.

 

Theo VietQ


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang