Thứ Năm, 28/03/2024 16:25:05 GMT+7

Tin đăng lúc 10-01-2021

Lượt xem: 858

Lãng phí lương thực có thể giảm một nửa vào năm 2030 với việc sử dụng công nghệ IoT

Theo một nghiên cứu mới đây của Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hợp quốc (FAOUN), đã phát hiện ra rằng khoảng 1,6 tỷ tấn lương thực mỗi năm bị thất thoát hoặc lãng phí trên toàn cầu, dẫn đến thiệt hại hằng năm lên tới 1,2 nghìn tỷ USD.
Lãng phí lương thực có thể giảm một nửa vào năm 2030 với việc sử dụng công nghệ IoT
Ảnh minh họa

Với tình trạng khan hiếm tài nguyên đang diễn ra và dân số toàn cầu ngày càng tăng, Liên hợp quốc (UN) đã đặt mục tiêu cắt giảm một nửa tình trạng lãng phí lương thực trong vòng 10 năm tới. Nhưng theo Eseye, một công ty công nghệ Internet of Things (IoT) có trụ sở tại Anh, tin rằng lãng phí thực phẩm có thể giảm 20% vào năm 2025 và hàng tỷ thiết bị kết nối IoT trong chuỗi cung ứng của các nhà sản xuất thực phẩm có thể sẽ là giải pháp giải quyết được các vấn đề này.

 

Giám đốc điều hành Eseye, Nick Earle tin rằng, các công nghệ canh tác thông minh tạo ra sự khác biệt trong các khía cạnh khác nhau của sản xuất thực phẩm, do đó, việc sử dụng IoT và kết nối di động có thể giúp in nhãn linh hoạt và gắn vào các sản phẩm thực phẩm, cũng như cho phép hiển thị toàn bộ chuỗi cung ứng sản phẩm.

 

IoT có thể tạo ra sức mạnh giúp chúng ta phát triển và vận chuyển lương thực thực phẩm của thế giới. “Với dân số ngày càng tăng và tài nguyên hữu hạn trên hành tinh của chúng ta, chúng ta cần phải có các giải pháp hiệu quả hơn và chấm dứt tình trạng lãng phí”, ông cho biết.

 

Liên hợp quốc khẳng định rằng khoảng 14% lãng phí lương thực xảy ra sau khi thu hoạch, nhưng trước khi đến các cửa hàng và chợ, phần lớn là do thiếu hiệu quả trong vấn đề canh tác. Với các cảm biến IoT cung cấp khả năng giám sát vị trí và chuyển động theo thời gian thực, cùng với dữ liệu nhiệt độ và độ ẩm, nó có thể theo dõi toàn bộ chuỗi cung ứng ngay lập tức để xác định các khuyết điểm và sự kém hiệu quả.

 

Theo Eseye, các thiết bị IoT thậm chí có thể đo các đặc tính của trái cây và rau quả như màu sắc, kích thước và hình dạng trong khi chúng vẫn đang phát triển. Dữ liệu đó sau đó có thể được sử dụng để kiểm soát các điều kiện phát triển như cung cấp nguồn nước, giúp xác định chính xác ngày thu hoạch tốt nhất và do đó xác định được số lượng các thành phần cần giảm ngay từ đầu, trước khi nó xâm nhập vào chuỗi cung ứng.

 

Nick Earle lưu ý rằng, “Bằng cách kết nối mọi bộ phận của chuỗi cung ứng, chúng tôi có thể phát triển, chọn và vận chuyển những gì chúng tôi cần, sau đó sẽ chăm sóc tốt hơn nhằm bảo đảm các sản phẩm đó đạt được chất lượng tốt nhất”.

 

Các hệ thống IoT thường được áp dụng vào các ngành có giá trị lớn như máy móc, hàng tiêu dùng và công nghiệp điện, nhưng các công nghệ mới đang làm cho các cảm biến ngày càng nhỏ hơn có hiệu quả về mặt kinh tế trên quy mô lớn. Bên cạnh đó, rào cản lớn nhất đối với các hệ thống IoT này có thể là khả năng truy cập mạng di động không đồng đều ở các khu vực khác nhau dọc theo tuyến đường cung cấp, đặc biệt là giữa các quốc gia khác nhau. Ngoài ra, một số mô hình mạng di động hiện tại không phù hợp với mục đích sử dụng của nó. Vì vậy, cần sự hợp tác của các nhà khai thác di động để cho phép các thiết bị kết nối liên tục, liền mạch ở mọi nơi trên thế giới nhằm cung cấp các kết nối tốt nhất có thể, bất kể nhà cung cấp mạng nào.

 

Theo báo Nhân dân


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang