Thứ Sáu, 29/03/2024 00:22:54 GMT+7

Tin đăng lúc 01-10-2021

Lượt xem: 1089

Khánh Hòa nâng cao nhận thức của người dân trong sản xuất và tiêu dùng bền vững

Ngày 27/9, Sở Thông tin và Truyền thông Khánh Hòa ban hành kế hoạch tuyên truyền về việc sản xuất và tiêu dùng bền vững trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2030.
Khánh Hòa nâng cao nhận thức của người dân trong sản xuất và tiêu dùng bền vững
Công ty CP kỹ thuật cầu đường An Phong (TP.Nha Trang) đầu tư máy móc hiện đại làm gạch không nung nhằm tận dụng đá mi bụi

Theo đó, các cơ quan, đơn vị, phòng, ban liên quan quan tâm nâng cao nhận thức, hành vi của người dân trong việc sản xuất và tiêu dùng bền vững nhằm phát triển kinh tế hiệu quả, bảo vệ môi trường, xóa đói giảm nghèo và tái cơ cấu nền kinh tế.

 

Thực hiện việc tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về sản xuất và tiêu dùng bền vững; thúc đẩy sản xuất sạch hơn, sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường, áp dụng mô hình, liên kết bền vững theo chuỗi vòng đời sản phẩm.

 

Giới thiệu, phổ biến và nhân rộng các mô hình thực hành tốt về sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn trong các lĩnh vực; mô hình về chuỗi cung ứng sản phẩm bền vững, chuỗi cung ứng gắn với truy xuất nguồn gốc sản phẩm; các mô hình nông nghiệp hữu cơ, nuôi trồng bền vững… Quảng bá về xây dựng và phát triển hệ thống dịch vụ hậu cần phân phối xanh.

 

Trước đó, UBND tỉnh Khánh Hòa đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện  Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 24/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021 – 2030 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Mục tiêu cụ thể của Kế hoạch gồm:

 

Trong giai đoạn 2021 – 2025: Triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về sản xuất và tiêu dùng bền vững; 70% các khu, cụm công nghiệp được phổ biến, nâng cao nhận thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững; Giảm 5 - 10% mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu của các ngành sản xuất, cụ thể dệt may, nhựa, hóa chất, xi măng, rượu bia nước giải khát, giấy và chế biến thủy hải sản; Xây dựng, áp dụng 01 đến 02 mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững; phổ biến, nhân rộng các mô hình về sản xuất sạch hơn, các mô hình về sản xuất và tiêu dùng bền vững; 90% UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về lối sống, tiêu dùng bền vững; Xây dựng, áp dụng 01 đến 02 mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững; 90% các siêu thị, trung tâm thương mại phân phối, sử dụng sản phẩm bao bì thân thiện môi trường thay thế dần cho sản phẩm bao bì nhựa dùng một lần, khó phân hủy; xây dựng, thúc đẩy phát triển chuỗi cung ứng bền vững; khuyến khích phân phối các sản phẩm thân thiện môi trường, được dán nhãn sinh thái tại các siêu thị, trung tâm thương mại; 100% UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch hành động cụ thể thực hiện Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 889/QĐ–TTg ngày 24/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021 – 2030 và lồng ghép nội dung thực hiện và các Chương trình, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Khuyến khích lồng ghép nội dung về sản xuất và tiêu dùng bền vững trong chương trình đào tạo, giảng dạy tại các cấp đào tạo.

 

Trong giai đoạn 2025- 2030; Triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách pháp luật về sản xuất và tiêu dùng bền vững; Giảm thêm 7-10% mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu của các ngành sản xuất chính như dệt may, nhựa, hóa chất, xi măng, rượu bia nước giải khát, giấy, chế biến thủy hải sản và một số ngành sản xuất khác; 100% các khu, cụm công nghiệp được phổ biến, nâng cao nhận thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững; Phổ biến, nhân rộng các mô hình về sản xuất sạch hơn, mô hình về sản xuất và tiêu dùng bền vững; 100% các siêu thị, trung tâm thương mại sử dụng sản phẩm bao bì thân thiện môi trường thay thế cho sản phẩm bao bì nhựa sử dụng một lần, khó phân hủy.

 

PV


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang