Thứ Tư, 17/04/2024 05:02:46 GMT+7

Tin đăng lúc 09-12-2019

Lượt xem: 4332

Hợp tác và thúc đẩy đầu tư phát triển ngành Tre

Đây là chủ đề của Diễn đàn vừa diễn ra tại Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Oxfam Việt Nam tổ chức.
Hợp tác và thúc đẩy đầu tư phát triển ngành Tre
Ngành Tre Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức để phát triển bền vững

 

Diễn đàn này nằm trong khuôn khổ dự án “Phát triển bền vững và toàn diện chuỗi giá trị Nghêu và Tre ở Việt Nam” do Liên minh châu Âu tài trợ, Tổ chức Oxfam tại Việt Nam hợp tác với Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác Thủy sản bền vững(ICAFIS), Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ (NTFPRC), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) triển khai.

 

Mục tiêu Dự án hướng tới là góp phần giảm nghèo và bất bình đẳng ở các vùng nông thôn của Việt Nam thông qua tạo điều kiện cho việc áp dụng và thực hành các tiêu chuẩn bền vững của các nhà sản xuất và chế biến nghêu và tre; nâng cao khả năng tiếp cận thị trường và tài chính cũng như hiệu quả sản xuất; trao quyền cho các nhà sản xuất quy mô nhỏ và làm việc với các liên minh công - tư để quản trị chuỗi giá trị tốt.

 

 

Tại Diễn đàn Hợp tác và thúc đẩy đầu tư phát triển ngành Tre Nghệ An

 

 

Theo Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ, tổng diện tích tre tính đến năm 2018 đã đạt 1,533 triệu ha. Trong đó, rừng thuần loài tự nhiên: 245.073 ha; Rừng tự nhiên hỗn loài: 1.164.917 ha; Rừng trồng tre: 122.583 ha.

 

Tre được phân bổ rộng khắp 63 tỉnh thành của Việt Nam, có 37 tỉnh có rừng tre tập trung nhưng chỉ có 23 tỉnh có diện tích lớn hơn 10.000 ha.

 

Hiện cả nước có khoảng hơn 5 triệu người dân sống phụ thuộc vào cây tre; Thu nhâp từ cây tre chiếm hơn 30% tổng thu nhập của nông dân; Hơn 70% diện tích tre thuộc sở hữu của người dân, cộng đồng và các công ty lâm nghiệp.

 

Cây tre có những đóng góp lớn về mặt kinh tế, xã hội. Cùng với việc cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến gỗ, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ và các sản phẩm xuất khẩu, tre lànguồn thu nhập quan trọng cho kinh tế hộ gia đình, đáp ứng các khoản chi tiêu hàng ngày cũng như góp phần giảm đói nghèo. Tiêu thụ hàng năm ước đạt 4 -5 triệu tấn tre cho các mục đích khác nhau. Giá trị xuất khẩu khoảng 200 -300 triệu USD/năm.

 

Tuy nhiên, ngành Tre đang đối diện không ít thách thức. Cụ thể như: Cộng đồng và dân cư chưa có nhận thức cao về vai trò của tre; Quy hoạch sản xuất tự phát và phân tán. Các cơ sở sơ chế/chế biến phân tán, nhỏ lẻ không gắn với khu vực có tài nguyên; công nghệ và thiết bị lạc hậu, khả năng cạnh tranh của sản phẩm thấp. Làng nghề thủ công mây tre đan có số lượng lớn nhưng vẫn còn ít so với các ngành khác (1.000 làng nghề thủ công), hầu hết là các doanh nghiệp nhỏ. Hơn 80% doanh nghiệp không đủ khả năng đầu tư vào công nghệ mới và mở rộng sản xuất.

 

Các doanh nghiệp tre (đặc biệt là làng nghề thủ công) không quan tâm đến các tiêu chuẩn quốc tế - FSC, BSCI, ISO 9001, ISO 14000, SA 8000 đây là những rào cản kỹ thuật hạn chế cơ hội mở rộng thị trường quốc tế. Trong khi, quy định nhập khẩu nghiêm ngặt, yêu cầu ngày càng cao đối với các sản phẩm xuất khẩu về đảm bảo các yếu tố bền vững cho kinh tế, xã hội, môi trường…

 

 

Chia sẻ của các diễn giả tại Diễn đàn

 

 

Chia sẻ kết quả học tập khảo sát chính sách giúp Trung Quốc đẩy mạnh phát triển ngành Tre, đại diện Oxfam Việt Nam cho biết, Chính phủ Trung Quốc đã có nhiều hỗ trợ cho việc thúc đẩy ngành Tre, ví dụ như, xây dựng giao thông từ các vùng nguyên liệu đến các vùng ươm, điểm thu mua. Việc quản lý cháy và dịch hại thuộc trách nhiệm của Cục Lâm nghiệp.

 

Chính phủ Trung Quốc cũng có các gói hỗ trợ tài chính đặc biệt cho ngành Tre. Cụ thể: hộ trồng rừng mới được hỗ trợ 250USD/ha; giảm 5% lãi vay cho các công ty trồng rừng, công ty du lịch sinh thái rừng; miễn thuế VAT cho hợp tác xã; hoàn thuế xuất khẩu 9% với ván sàn tre và 13% với nội thất tre.

 

Từ năm 2009 Tài chính Trung ương bắt đầu Trợ cấp bảo hiểm rừng. Theo đó, Tài chính trung ương trợ cấp 50% phí bảo hiểm được trả cho rừng sinh thái và 30% cho rừng thương mại theo các điều kiện sau: Tài chính địa phương sẽ trợ cấp ít nhất 40% phí bảo hiểm cho rừng sinh thái, trong khi tài chính của tỉnh sẽ trợ cấp ít nhất 25%; tài chính tỉnh sẽ trợ cấp ít nhất 25% cho rừng thương mại.

 

Kể từ năm 2012, tổng cộng 17 tỉnh (khu tự trị và đô thị) đã được đưa vào danh mục trợ cấp bảo hiểm rừng của Tài chính Trung ương và 85 triệu ha được bảo hiểm bởi rừng.

 

PV


| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang