Thứ Sáu, 19/04/2024 00:59:24 GMT+7

Tin đăng lúc 14-06-2018

Lượt xem: 2793

Grab nhận khoản đầu tư khổng lồ từ Toyota

Toyota Motor vừa qua thông báo sẽ đầu tư 1 tỷ USD vào ứng dụng chia sẻ xe Grab tại khu vực Đông Nam Á.
Grab nhận khoản đầu tư khổng lồ từ Toyota
Grab nhận khoản đầu tư khổng lồ từ Toyota

Khoản đầu tư này của Toyota là bước tiến trong việc mở rộng quan hệ hợp tác giữa hai doanh nghiệp và mở rộng nghiên cứu chiến lược phát triển di động trong khu vực, đại diện Grab cho biết. Ngoài ra, một CEO của Toyota sẽ tham gia vào đội ngũ ban giám đốc của Grab và một nhân sự của Toyota sẽ tham gia quá trình điều hành tại Grab.

 

Khoản đầu tư lớn nhất từ trước đến nay vào Grab của một ông lớn trong ngành sản xuất ô tô đã tạo điều kiện cho Grab mở rộng phạm vi dịch vụ của mình. Cụ thể, Grab muốn mở rộng dịch vụ từ trực tuyến sang các dịch vụ ngoại tuyến như giao thực phẩm, thanh toán điện tử trong khu vực.

 

"Là một nhà lãnh đạo toàn cầu trong ngành công nghiệp ô tô, đầu tư của Toyota vào Grab dựa trên niềm tin của họ trong lãnh đạo của chúng tôi trong việc thúc đẩy việc áp dụng các giải pháp di động mới và mở rộng dịch vụ di động [online-to-offline], chẳng hạn như GrabFood và GrabPay trong khu vực Đông Nam Á” , Ming Maa, Chủ tịch của Grab cho biết.

 

Theo Grab, khoản đầu tư sẽ cho phép Toyota tích hợp thêm các dịch vụ như bảo hiểm dựa trên người dùng và bảo trì dự đoán. Điều đó có thể đóng vai trò là động cơ thúc đẩy các lái xe lái xe an toàn hơn để được hưởng phí bảo hiểm thấp hơn.

 

Shigeki Tomoyama, Phó Chủ tịch điều hành Toyota, cho biết: “Trong tương lai, cùng với Grab, chúng tôi sẽ phát triển các dịch vụ hấp dẫn, an toàn và an toàn hơn nữa cho khách hàng ở Đông Nam Á”.

 

Trước đó, một hãng xe Nhật khác là Honda Motor cũng đã đầu tư vào Grab, đánh dấu khoản đầu tư đầu tiên của Honda vào một dịch vụ gọi xe. Hiện nay cả Toyoto và Honda đều đang vừa hợp tác vừa cạnh tranh với công ty công nghệ để tăng lợi nhuận từ việc ứng dụng công nghệ cho các dịch vụ mới của mình. Hiện nay, các công nghệ như tự động hoá, xe điện và gọi xe theo yêu cầu (on-demand sharing) đang định hình lại khái niệm sở hữu xe hơi.  Việc hợp tác giữa các hãng sản xuất xe với các công ty công nghệ ứng dụng chia sẻ đang dần thành xu hướng. Tại Mỹ, General Motors đã hợp tác với cả Uber và Lyft. Ở  châu Âu, Volvo hợp tác với Uber, còn Jaguar Land Rover hợp tác với Lyft. Volkswagen thì tạo ra một bộ phận dịch vụ đi lại với thương hiệu Moia và đầu tư 300 triệu USD vào dịch vụ gọi xe Gett.

 

 

Bảo trì dự đoán (Predictive Maintenance) là hoạt động dự báo trước khi thiết bị có thể xảy ra sự cố, hoặc ngăn chặn việc hỏng hóc của máy móc, thiết bị. Với việc bảo trì dự đoán, các nhà sản xuất có thể tiết kiệm được chi phí, nhân lực, đồng thời thúc đẩy hoạt động sản xuất một cách trơn tru, hiệu quả.

 

 

Theo Enternews.vn


| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang