Thứ Bẩy, 20/04/2024 14:55:22 GMT+7

Tin đăng lúc 05-12-2020

Lượt xem: 624

Giá thịt lợn dịp cuối năm và Tết Nguyên đán: Liệu có tăng trở lại?

Hiện nay, giá thịt lợn hơi trên thị trường cả nước có xu hướng giảm, cho thấy tín hiệu tích cực khi nguồn cung thịt lợn dồi dào. Tuy nhiên, với nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao vào dịp cuối năm và Tết Nguyên đán, liệu giá thịt lợn có tăng trở lại?
Giá thịt lợn dịp cuối năm và Tết Nguyên đán: Liệu có tăng trở lại?
Người tiêu dùng đang được mua thịt lợn ở mức giá “dễ chịu” nhất từ đầu năm đến nay.

Nhu cu tăng, giá tht ln s tăng?

 

Hiện nay, giá thịt lợn tiếp tục giảm nhẹ. Tại miền Bắc, giá thịt lợn hơi dao động trong khoảng 66.000 - 69.000 đồng/kg. Tại miền Trung và Tây Nguyên, giá dao động trong khoảng 67.000 - 71.000 đồng/kg, còn ở thị trường miền Nam là 69.000 - 72.000 đồng/kg.

 

Theo bà Trần Thị Thịnh, tiểu thương tại chợ Phùng Khoang (quận Nam Từ Liêm), khoảng một tháng nay, giá thịt lợn móc hàm mua tại cơ sở giết mổ dao động 86.000 - 90.000 đồng/kg, giảm khoảng 30.000 - 35.000 đồng/kg so với thời điểm tháng 6-2020. Do giá giảm nên mỗi ngày cửa hàng bán được 1-2 tạ thịt, tăng khoảng 50% so với trước đây.

 

Gần một năm qua, đây là thời điểm người tiêu dùng được sử dụng thịt lợn ở mức giá thấp nhất, dù vẫn cao hơn so với năm 2018. Bà Trần Thị Thuận (ở phường Nguyễn Trung Trực, quận Ba Đình, Hà Nội) cho biết, hiện nay, giá thịt lợn giảm rất nhiều so với các tháng đầu năm 2020, dao động 100.000 - 160.000 đồng/kg. Với mức giá này, người tiêu dùng “dễ chịu” hơn vì thực tế, nhu cầu sử dụng thịt lợn trong bữa cơm gia đình hằng ngày vẫn vượt trội hơn so với các loại thịt khác.

 

Hiện, giá thịt lợn giảm do trong công tác tái đàn đã đạt kết quả nhất định, nguồn cung bắt đầu tăng. Mặt khác, bệnh Dịch tả lợn châu Phi xảy ra nhỏ lẻ ở một số địa phương khiến nhiều người chăn nuôi lo ngại, bán tháo đàn.

Theo ông Nguyễn Thế Châu, một hộ chăn nuôi ở xã Tả Thanh Oai (huyện Thanh Trì), nếu các hộ dân tiếp tục bán tháo vì lo lợn mắc bệnh Dịch tả lợn châu Phi thì dự báo đến Tết Nguyên đán, giá thịt lợn sẽ tăng mạnh trở lại như các tháng đầu năm 2020.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho rằng, nếu các địa phương kiểm soát tốt bệnh Dịch tả lợn châu Phi cộng với nguồn cung nhập khẩu của các doanh nghiệp thì giá thịt lợn có thể tăng, nhưng không nhiều.

Theo Tổng cục Hải quan, 10 tháng năm 2020, Việt Nam đã nhập khẩu 111.500 tấn thịt lợn tươi, đông lạnh từ các nước Nga, Brazil, Canada, Mỹ, Ba Lan…, tăng 407,3% về lượng so với cùng kỳ năm 2019. Do đó, nguồn cung thịt lợn trong nước cũng đang dồi dào hơn.

 

Tiếp tc đẩy mnh sn xut và kim soát th trường

 

Để mặt hàng thịt lợn không tăng giá đột biến như dịp Tết Nguyên đán năm trước, bên cạnh việc đẩy mạnh tái đàn, các địa phương cần hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng các biện pháp an toàn sinh học để không xảy ra dịch bệnh và có giải pháp quản lý thị trường. 

 

Theo ông Nguyễn Văn Chữ, Giám đốc Công ty TNHH thực phẩm sạch Organic Green (huyện Thường Tín), hiện nay, công ty đã liên kết với các trang trại chăn nuôi nhằm cung cấp khoảng 100-150 tấn thịt lợn mỗi tháng trong thời điểm cuối năm và dịp Tết Nguyên đán với giá ổn định. Tuy nhiên, các ngành chức năng cần kiểm soát chặt chẽ thị trường, đặc biệt ở chợ dân sinh để không xảy ra tình trạng tăng giá bất hợp lý.

 

Mới đây, Bộ Công Thương cũng đã có văn bản yêu cầu sở công thương các tỉnh, thành phố phối hợp với sở nông nghiệp và phát triển nông thôn và các đơn vị chức năng theo dõi sát tình hình thời tiết, sản xuất, diễn biến dịch bệnh, nhất là bệnh Dịch tả lợn châu Phi; đồng thời, đánh giá năng lực cung ứng nguồn hàng thịt lợn và các mặt hàng thực phẩm thiết yếu khác để chủ động phương án bảo đảm nguồn cung, ổn định thị trường vào dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. Trong trường hợp cần thiết, cần có phương án nhập khẩu các mặt hàng thịt gia súc từ nước ngoài để bình ổn thị trường...

 

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, để ổn định nguồn cung từ nay đến Tết Nguyên đán, các địa phương phải thực hiện nghiêm biện pháp phòng, chống dịch bệnh, nhất là bệnh Dịch tả lợn châu Phi. Đối với những cơ sở, trang trại không chấp hành các yêu cầu về tái đàn, cần xử lý theo quy định của pháp luật và không hỗ trợ khi xảy ra dịch bệnh. Đồng thời, tuyên truyền vận động người dân khi lợn mắc bệnh phải thông báo ngay cho cán bộ thú y cơ sở để xử lý, khoanh vùng ổ dịch, không để phát sinh ra diện rộng. Cùng với đó, đẩy mạnh liên kết chăn nuôi lợn theo chuỗi giá trị để kiểm soát chất lượng và ổn định về giá bán trên thị trường.

 

Với những giải pháp trên, cuối năm và dịp Tết Nguyên đán, thị trường thịt lợn có thể cân đối cung - cầu, để giá thịt lợn từ trang trại đến bàn ăn của người dân ở mức hợp lý.

 

Theo báo Hà Nội mới

 


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang