Thứ Sáu, 19/04/2024 06:56:16 GMT+7

Tin đăng lúc 31-05-2014

Lượt xem: 4980

EVNNPT tổ chức Hội thảo “Thiết kế và lựa chọn thiết bị bảo vệ lưới điện”

Nhằm đa dạng hoá sản phẩm, tìm hiểu và lựa chọn những sản phẩm phù hợp nhất với lưới điện của EVNNPT cả về hiệu quả kinh tế cũng như đặc tính kỹ thuật của công trình, vừa qua, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) đã phối hợp với Công ty Schneider Electric Việt Nam tổ chức buổi Hội thảo giới thiệu về “Thiết kế và lựa chọn thiết bị bảo vệ lưới điện”.
EVNNPT tổ chức Hội thảo “Thiết kế và lựa chọn thiết bị bảo vệ lưới điện”

Toàn cảnh buổi hội thảo 

 

Trong những năm vừa qua, mặc dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng nhu cầu điện của Việt Nam vẫn ở mức cao. Để đảm bảo vận hành lưới điện liên tục và ổn định, đáp ứng nhu cầu điện phục vụ cho sản xuất và đời sống nhân dân, EVNNPT rất quan tâm đến công tác an toàn của hệ thống truyền tải. Với đặc thù của lưới điện truyền tải quốc gia trải dài trên khắp đất nước lại ở cấp điện áp cao (220 kV trở lên), cũng điều kiện khí hậu thay đổi theo mùa, có những sự khác biệt lớn giữa các mùa nên các sự cố tại các trạm biến áp và trên lưới thường xuyên xảy ra, nên công tác đảm bảo an toàn lưới điện trong quá trình truyền tải điện càng được EVNNPT chú trọng. Chính vì vậy, Hội thảo đã thu hút được nhiều đại biểu đại diện từ Tổng cục Năng lượng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc, Tổng Công ty Điện lực Tp. Hà Nội và các đơn vị liên quan. Về phía Công ty Schneider có ông Mathew Koshy – Giám đốc phát triển thị trường khu vực Đông Á; ông Dharan Chandru – chuyên gia về Rơ le bảo vệ khu vực Đông Á.

 

 Tại buổi hội thảo, sau phần giới thiệu tổng quan về tổ chức nguồn lực của Schneider, các sản phẩm, giải pháp tự động hóa chuyên ngành điện, đại diện Công ty Schneider tập trung  giới thiệu về Rơ le bảo vệ MICOM dùng cho TBA và lưới điện cao thế cũng như việc thực hành thiết lập chế độ hoạt động cho rơ le. Đây được coi là sản phẩm mới với nhiều tính năng vượt trội của Schneider. Với sản phẩm này, việc truy cập vào hệ thống được chia thành nhiều cấp độ, quyền truy cập vào hệ thống để xem xét, xử lý dữ liệu sẽ được kiểm soát và giới hạn ở từng cấp độ khác nhau, cấp độ càng cao thì khả năng truy cập càng sâu. Hơn nữa, với những sản phẩm cũ, khi truy cập hệ thống chỉ yêu cầu mật khẩu nhưng với MICOM, để đăng nhập hệ thống phải đảm bảo cả 2 yếu tố: người sử dụng và mật khẩu. Tính năng này đã tăng mức độ an toàn và bảo vệ hệ thống lên đáng kể, loại trừ rủi ro lộ mật khẩu và người không có chức năng, nhiệm vụ có thể truy nhập vào hệ thống. Một ưu điểm nữa của tính năng này là toàn bộ quá trình truy nhập hệ thống, thực hiện các công việc liên quan đều được kiểm soát chặt chẽ. Toàn bộ thông tin về người truy nhập, truy nhập vào thời điểm nào, làm những công việc gì... đều được thể hiện và có thể lấy ra bất  cứ khi nào. Bên cạnh việc tăng tính an toàn, bảo mật, tính năng này còn tăng tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân liên quan. 

 

Đại diện Công ty Schneider cũng cung cấp thêm thông tin về các cải tiến đã được thực hiện trên các sản phẩm Rơ le bảo vệ MICOM:

 

- Cải tiến mạch in và thiết bị điện tử giúp tăng hiệu suất làm việc, tránh các sự cố hỏng hóc rơ le;

 

- Cải tiến quá trình vi xử lý để giảm thiểu thời gian tác động rơ le, hỗ trợ cách ly nhanh phần bị sự cố khỏi hệ thống nhằm tăng tính ổn định hệ thống;

 

- Tăng khả năng kết nôi thông qua 2 cổng internet: mạng vòng và mạng tia.

 

Một số thắc mắc liên quan đến vấn đề kỹ thuật cũng được các đại biểu trao đổi, thảo luận và nhận được các lý giải, hướng dẫn thỏa đáng từ phía Schneider.

 

Buổi hội đã cung cấp cho các đại biểu những  thông tin hữu ích, đồng thời cung cấp thêm một lựa chọn khác cho ngành Điện trong việc mua sắm thiết bị bảo vệ lưới điện.

Đinh Thị Sen


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang