Thứ Sáu, 29/03/2024 15:15:04 GMT+7

Tin đăng lúc 01-04-2022

Lượt xem: 798

Đưa khoa học công nghệ vào thực tiễn

Thời gian qua, việc ứng dụng công nghệ tại nhiều ngành, nhiều cấp của thành phố Hồ Chí Minh đã mang lại những hiệu quả rõ rệt. Thành phố đang tiếp tục triển khai nhiều giải pháp để việc ứng dụng công nghệ vào thực tiễn cuộc sống trở nên phổ biến, mang lại nhiều hiệu quả hơn nữa.
Đưa khoa học công nghệ vào thực tiễn
Nhân viên Tổng công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh vận hành công nghệ lưới điện thông minh

Nhiu tín hiu tích cc

 

Theo tin từ Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh, tính đến ngày 22-3, chỉ hơn 1 tuần sau khi toàn ngành triển khai ứng dụng "Nền tảng số quản lý Covid-19" phục vụ chương trình thử nghiệm chuyển đổi số trong công tác quản lý F0 cách ly tại nhà trên địa bàn thành phố, đã có gần 48.000 lượt khai báo của người dân mắc Covid-19 được ghi nhận trên hệ thống.

 

Chánh Văn phòng Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Huỳnh Mai cho biết, với ứng dụng này, người dân tự xét nghiệm có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 chỉ cần ở nhà khai báo qua hệ thống, sẽ được ngành Y tế ghi nhận, quản lý. Thông qua ứng dụng, y tế cơ sở sẽ tư vấn cho F0 điều trị tại nhà và cấp giấy xác nhận hết thời gian cách ly qua mạng. Hệ thống cũng đã gửi cảnh báo đến y tế cơ sở về 4.342 người có dấu hiệu nặng cần được tư vấn và cung cấp thuốc điều trị kịp thời, nhập viện ngay khi có chỉ định...

 

Công nghệ mới cũng được nhiều doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh ứng dụng vào sản xuất, kinh doanh. Đơn cử, nhà máy công nghệ cao của Công ty cổ phần Bóng đèn Điện Quang đang vận hành dây chuyền 10 máy tự động, có thể sản xuất 28.000 chip đèn LED/giờ, tương đương 150 triệu chip/năm chỉ với 1 kỹ sư điều khiển. Còn theo Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh (EVNHCMC) Phạm Quốc Bảo, với việc ứng dụng nhiều công nghệ mới, EVNHCMC đã đạt 67,9/100 điểm, xếp thứ 53/86 công ty điện lực thuộc 37 quốc gia trên thế giới; đứng thứ 2 Đông Nam Á về xếp hạng chỉ số lưới điện thông minh.

 

Theo Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 2016-2020, tổng kinh phí đầu tư từ ngân sách cho khoa học - công nghệ chiếm khoảng 2,14% tổng chi ngân sách thành phố. Đến nay, thành phố có trên 314 tổ chức khoa học và công nghệ, 109 trường đại học, cao đẳng, 279 phòng thí nghiệm về các lĩnh vực hóa, sinh học, xây dựng, y tế, cơ, dược, điện - điện tử...

 

Phát huy vai trò ca khoa hc và công ngh

 

Theo Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh, một trong những trở ngại cho doanh nghiệp trong phát triển khoa học và công nghệ là dù doanh nghiệp có quyền dành tối đa 10% thu nhập trước thuế để trích lập Quỹ Phát triển khoa học, song việc tiêu số tiền này không dễ. Cụ thể, thành phố Hồ Chí Minh hiện có 124 doanh nghiệp đã lập được quỹ với tổng số tiền là hơn 4.274 tỷ đồng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp mới chi hơn 1.123 tỷ đồng (26% tiền quỹ).

 

Nguyên nhân, theo Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BKHCN-BTC của Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Tài chính, nếu doanh nghiệp dùng tiền từ Quỹ Phát triển khoa học mua thiết bị công nghệ mới, khi đưa thiết bị vào sản xuất, lại bị tính thuế cho khoản đầu tư tài sản cố định. Ngoài ra, tiền từ quỹ không được chi cho đổi mới quy trình quản trị doanh nghiệp... Nếu sau 5 năm doanh nghiệp không tiêu hết quỹ, sẽ phải tính thuế thu nhập doanh nghiệp và bị phạt vì chậm nộp khoản thuế này. Được biết, Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh đã nhiều lần kiến nghị thay đổi quy định trên nhưng vấn đề vẫn đang được các bên xem xét.

 

Trong buổi làm việc với Đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh hôm 15-3, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Việt Dũng cho biết: Dù thành phố đang chi tới 2,14% tổng chi ngân sách cho khoa học và công nghệ, nhưng phần chi cho nghiên cứu khoa học chỉ chiếm 7% số kinh phí này (năm 2021 chi 177 tỷ đồng). Ngoài ra, nhiều công trình nghiên cứu khoa học và công nghệ chưa được đưa ra ứng dụng hay thương mại hóa, vì khó định giá tài sản vô hình này theo Luật Đầu tư công.

 

Để phát huy hơn nữa vai trò của khoa học và công nghệ, ngoài việc giao cho Sở Khoa học và Công nghệ tiếp tục tham mưu, đề xuất thay đổi một số quy định cho phù hợp, trong tháng 3-2022, UBND thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành “Chương trình Nghiên cứu khoa học - phát triển công nghệ và nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ giai đoạn 2021-2025”. Theo đó, đầu tư từ ngân sách thành phố cho khoa học và công nghệ duy trì mức hơn 2% tổng chi ngân sách, trong đó phấn đấu nâng tỷ lệ dành cho hoạt động nghiên cứu - phát triển, đổi mới sáng tạo đạt 30%, tỷ lệ ứng dụng kết quả sau nghiệm thu của nhiệm vụ khoa học và công nghệ đạt 70%...

 

Về vấn đề này, Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi nhấn mạnh, chậm nhất trong tháng 4-2022, Sở Khoa học và Công nghệ phải báo cáo lên Thường trực Thành ủy về mô hình tổ chức, hoạt động của Viện Công nghệ tiên tiến, sớm đưa viện này vào hoạt động, phục vụ việc thử nghiệm cơ chế, mô hình, đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.


Theo Hà Nội mới

 


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang