Thứ Năm, 28/03/2024 22:56:10 GMT+7

Tin đăng lúc 13-05-2023

Lượt xem: 687

Doanh nghiệp Việt có thể mất 1,9 tỷ USD mỗi năm vì gián đoạn chuỗi cung ứng

Doanh thu kinh doanh toàn cầu bị ảnh hưởng từ gián đoạn chuỗi cung ứng, doanh nghiệp Việt cũng không ngoại lệ và ước tính có thể mất khoảng 1,9 tỷ USD mỗi năm.
Doanh nghiệp Việt có thể mất 1,9 tỷ USD mỗi năm vì gián đoạn chuỗi cung ứng

Nhiều doanh nghiệp vẫn đang khó khăn

 

Theo phân tích mới nhất của công ty tư vấn chuyển đổi kinh doanh TMX Global về những khó khăn liên đới của nhiều ngành tại Việt Nam do ảnh hưởng của gián đoạn chuỗi cung ứng sau đại dịch Covid-19, các căng thẳng địa chính trị toàn cầu và đại dịch đã gây ra những tác động đáng kể đến nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực chuỗi cung ứng.

 

Cụ thể, những gián đoạn nói trên đã khiến cho nền kinh tế quốc gia thụt lùi ở mức đáng kinh ngạc là 1,9 tỷ đô la Mỹ hằng năm. “Năm ngoái, Việt Nam đã chứng kiến mức độ tăng trưởng GDP nhanh nhất kể từ năm 1997 với 8,02%. Tuy nhiên, với việc trung bình 0,47% doanh thu kinh doanh trên toàn cầu bị ảnh hưởng bởi sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp Việt Nam cũng không ngoại lệ, ước tính có thể mất khoảng 1,9 tỷ USD doanh thu mỗi năm”- ông Thomas Harris - Giám đốc Quốc gia của TMX Global tại Việt Nam cho biết.

 

Theo ông Thomas Harris, so với các nền kinh tế khác trong khu vực, Việt Nam đã có mức tăng trưởng nhanh nhất trong 25 năm qua và phát triển rất tốt sau đại dịch. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp vẫn bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các gián đoạn trong chuỗi cung ứng.

 

Chỉ ra nguyên nhân, ông Thomas Harris nói rằng: Là một trung tâm sản xuất, việc tăng giá cước vận chuyển do nguồn cung than khan hiếm và lạm phát đã gây ra căng thẳng về tài chính cho các bên liên quan trong chuỗi cung ứng. Và những gián đoạn này khiến doanh thu của các doanh nghiệp Việt Nam sụt giảm, đặc biệt là các doanh nghiệp trong ngành dệt may và điện tử thiệt hại nặng nề.

 

Ngoài ra, dù Việt Nam đã được hưởng lợi từ việc các nhà sản xuất và doanh nghiệp dời nhà máy của họ khỏi Trung Quốc trong năm ngoái, song Việt Nam cũng đang có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại trong hoạt động xuất khẩu. Điều này xảy ra trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu suy giảm, do đó, điều quan trọng hơn bao giờ hết đối với Việt Nam lúc này là phải tăng cường khả năng chuỗi cung ứng để chống chọi với áp lực kinh tế.

 

Thừa nhận thực tế này, đại diện của Hội Dệt may Thêu đan TP. Hồ Chí Minh- cho hay, sự đứt gãy chuỗi cung ứng đã ảnh hưởng kéo dài tới doanh nghiệp dệt may, kéo theo đó là nguồn nguyên liệu bị ảnh hưởng, buộc doanh nghiệp phải chuyển hướng tìm thêm thị trường cung cấp. Thêm vào đó, các đơn hàng của doanh nghiệp cũng đang giảm mạnh bởi căng thẳng địa chính toàn cầu, ước tính có rất ít doanh nghiệp có đơn hàng đến hết quý II/2023 và hiện các doanh nghiệp nhỏ đang thiếu tới 60% đơn hàng. Kéo theo đó là doanh thu sụt giảm, doanh nghiệp buộc phải cho công nhân nghỉ việc luân phiên để duy trì sản xuất.

 

Chuỗi cung ứng bền vững - Yếu tố then chốt cho nền kinh tế xanh

 

Mặc dù từ năm 2015, Chính phủ Việt Nam đã tích cực triển khai chiến lược phát triển toàn quốc đầu tiên về khai thác năng lượng tái tạo, tăng đáng kể trong giai đoạn từ 2019 đến 2020. Tuy nhiên, việc thiếu cơ sở hạ tầng chuỗi cung ứng phù hợp đang tạo ra hiệu ứng dây chuyền đối với an ninh năng lượng và khả năng cung cấp các sản phẩm có hàm lượng carbon thấp cho đất nước. Theo đánh giá của TMX Global, về lâu dài, điều này có thể ảnh hưởng đến hoạt động và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt trên trường quốc tế.

 

Bởi lẽ Việt Nam đang rất cần nguồn cung cấp năng lượng xanh nhằm đảm bảo thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong giai đoạn 2021-2030 , sự phát triển của công nghiệp hóa và hiện đại hóa kinh tế dự kiến sẽ làm tăng nhu cầu năng lượng hơn 8% mỗi năm. Đồng thời, Việt Nam cũng nhận được sự hỗ trợ quốc tế để chuyển sang các nguồn năng lượng sạch hơn, trong đó, cam kết trị giá 15,5 tỷ USD gần đây của G7 là một minh chứng.

 

Trên thực tế, hiện nay việc chuyển đổi năng lượng xanh của Việt Nam là rất quan trọng, không chỉ vì áp lực toàn cầu mà còn là để tăng cường an ninh năng lượng của đất nước. Hiện nay, hơn 70% các khu công nghiệp của Việt Nam vẫn được cung cấp năng lượng bởi lưới điện quốc gia và được duy trì bằng than đá. Cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu đã chỉ ra rằng sự phụ thuộc vào than đá có thể gây bất lợi đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

 

Do đó, về lâu dài, đối với các yếu tố quan trọng cần được xem xét cho chiến lược chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp Việt Nam, ông Harris chỉ ra ba lĩnh vực sau: Quy trình, nơi mà các hoạt động được tối ưu hóa và điều chỉnh theo sự thay đổi nhanh chóng của sở thích, nhu cầu khách hàng; Công nghệ, tận dụng số hóa và các cải tiến mới để thực hiện sự chuyển đổi kinh doanh cần thiết; và Nhân sự, nơi lực lượng lao động vận tải và logistics cần được nâng cao kỹ năng và chuyển đổi để phục vụ cho một chuỗi cung ứng được tái định hình.

 

Theo Congthuong.vn


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang