Thứ Năm, 25/04/2024 03:19:54 GMT+7

Tin đăng lúc 07-10-2019

Lượt xem: 1725

Công nghiệp hỗ trợ: Cần những cú hích mạnh mẽ

Dù Chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ ngành công nghiệp hỗ trợ, tuy nhiên doanh nghiệp cho rằng nếu chỉ dừng ở những chính sách này, mục tiêu về sản xuất và xuất khẩu được đặt ra trong Quyết định 1168/QĐ-TTg sẽ không thể thực hiện được.
Công nghiệp hỗ trợ: Cần những cú hích mạnh mẽ

Nhiều chính sách cho ngành công nghiệp hỗ trợ

 

Trong kiến nghị về ngành cơ khí chế tạo nói chung và ngành công nghiệp ô tô đến Hiệp hộ VAMI, ông Lê Ngọc Đức, Tổng Giám đốc công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Thành Công (TCG) cho rằng, trong thời gian qua, Chính phủ đã ban hành rất nhiều chính sách thúc đây các doanh nghiệp ô tô trong nước cùng các doanh nghiệp cơ khí chế tạo các sản phẩm liên quan tập trung đầu tư phát triển.

 

Cụ thể, chính sách dài hạn đầu tiên được ban hành là Quyết định 1168/QĐ-TTg: Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 thiệt lập phương hướng và mục tiêu phát triển của ngành công nghiệp ô tô nội địa. Trong đó có đặt ra mục tiêu phát triển các dòng xe chiến lược cùng với sản lượng yêu cầu qua từng giai đoạn, đồng thời cũng đề cập đến mục tiêu phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp cơ khí chế tạo linh kiện ô tô.

 

Cùng với Quyết định 1168/QĐ-TTg, năm 2016, Quyết định 222/QĐ-TTg quy định Cơ chế, chính sách thực hiện chiến lược và quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô cũng được ban hành với các ưu đãi, hỗ trợ về nhiều lĩnh vực cho các doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước. Ngoài hai Quyết định trên, không thể không nhắc tới 2 chính sách có tính ảnh hưởng cao đối với cục diện thị trường ô tô từ năm 2018 đến nay, đó là Nghị định 116/2017/NĐ-CP quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô và Nghị định 125/2017/NĐ-CP quy định giảm thuế nhập khấu linh kiện ô tô chưa sản xuất được trong nước về 0%.

 

"Hai Nghị định này đã khẳng định bước đi mạnh mẽ của Chính phủ đối việc việc phát triển sản xuất trong nước và tạo thêm ưu thế cho các nhà sản xuất trong nước khi cạnh tranh với các nhà nhập khẩu xe", Tổng giám đốc TCG cho biết.

 

 

Nhà máy ô tô của Thaco 

 

Cần những cú hích mạnh mẽ

 

Mặc dù các chính sách đã ban hành có tác động rất tích cực đến các doanh nghiệp sản xuất trong nước và đã tạo ra nhiều thành tựu đáng ghi nhận, nhưng theo ông Đức, nếu chỉ dừng ở những chính sách này, mục tiêu về sản xuất và xuất khẩu được đặt ra trong Quyết định 1168/QĐ-TTg sẽ không thể thực hiện được. Trong giai đoạn này, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam cần có những “cú hích” mạnh mẽ, tăng trưởng bành trướng về cả quy mô và chất lượng thì mới có khả năng lấn át được các doanh nghiệp nhập khẩu. Để làm được điều đó, việc ban hành các chính sách, cơ chế và ưu đãi cho cả các doanh nghiệp sản xuất linh kiện nội địa hóa trong nước lẫn các doanh nghiệp sản xuất, gia công cơ khí chế tạo các sản phẩm phục vụ cho ngành ô tô.

 

 

Ngành công nghiệp hỗ trợ đạt được nhiều thành tích nhưng còn hạn chế.  

 

Vì vậy, TCG cho rằng, Chính phủ cần có một số chính sách cần thiết và có tác dụng trực tiếp đến các ngành công nghiệp hỗ trợ.

 

Miễn thuế nhập khẩu vật tư, linh kiện phụ để sản xuất linh kiện nội địa hóa trong nước.

 

Điều chính luật thuế tiêu thụ đặc biệt cho phần nội địa hóa ô tô để hưởng ưu đãi theo hàm lượng giá trị tạo ra trong nước và giá trị linh kiện nội địa hóa.

 

Ưu đãi đầu tư (thuế TTDN, thuế nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, thuế & phí sử dụng đất, các hỗ trợ khác về đào tạo, giải phóng mặt bằng, thuế TNCN,...) đối với các doanh nghiệp sản xuất nội địa hóa.

 

Đưa ôtô vào Danh mục sản phẩm công nghệ cao khuyến khích phát triển để được hưởng mức ưu đãi cao nhất (ô tô hoàn toàn đáp ứng đủ các điều kiện và yêu cầu đối với một sản phẩm công nghệ cao).

 

Quỹ phát triển và hỗ trợ các đề tài nghiên cứu khoa học chuyên sâu về cơ khí chế tạo có tính áp dụng thực tiễn cao cho các doanh nghiệp cơ khí chế tạo, trung tâm R&D của doanh nghiệp để hỗ trợ vốn và hoạt động khi các doanh nghiệp muốn nghiên cứu phát triển về đổi mới công nghệ và hiện đại hóa quy trình chế tạo.

 

Ngoài các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp cơ khí sản xuất sản phẩm phụ trợ cho ngành ô tô, TCG cũng kiến nghị Quốc hội điều chỉnh Luật đầu tư theo hướng thúc đây vai trò của các nhà đầu tư trong nước trong các doanh nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp có vốn nước ngoài.

 

Theo Báo Lao Động


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang