Thứ Bẩy, 20/04/2024 14:06:00 GMT+7

Tin đăng lúc 30-11-2021

Lượt xem: 1533

Công nghệ sản xuất polyme phân hủy sinh học từ tinh bột

Công nghệ sản xuất polyme phân hủy sinh học từ tinh bột là nguồn nguyên liệu tiềm năng thay thế nguồn nguyên liệu hóa thạch khó phân hủy, gây tác hại nghiêm trọng đối với con người và môi trường sinh thái.
Công nghệ sản xuất polyme phân hủy sinh học từ tinh bột
Sản phẩm túi sinh học được phát miễn phí người tiêu dùng tại siêu thị

Nhóm nghiên cứu của ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM) đã chế tạo thành công loại vật liệu sản xuất bao bì tự hủy 100%, giá thành rẻ. Dù còn ở quy mô phòng thí nghiệm nhưng vật liệu này hứa hẹn lật đổ bao nilông trong tương lai gần. Ngoài ra còn có nghiên cứu của tác giả Phạm Thế Trinh thuộc Viện Hóa học Công nghiệp với đề tài: “Chế tạo và ứng dụng polyme phân hủy sinh học”đã nghiên cứu vật liệu polyme có thể phân hủy ở điều kiện môi trường tự nhiên dưới tác dụng của các vi sinh vật (nấm, vi khuẩn) nhờ bổ sung phụ gia là polyme nguồn gốc thực vật. Một trong những polyme phân hủy sinh học tiềm năng nhất làm nguyên liệu sản xuất bao bì phân hủy sinh học (BBPHSH) là polylactic axit (PLA), hiện được sản xuất bằng cách tổng từ axit lactic, một sản phẩm lên men đường từ ngô. Ưu điểm chính của PLA là có thể phân hủy sinh học thành CO2, H2O và các sản phẩm phụ có độc tính thấp.

 

BBPHSH Oxo (Oxo-biodegradable) là loại vật liệu phân hủy diễn ra chủ yếu nhờ vào quá trình ôxy hóa, để sản xuất loại vật liệu bao bì này, các nhà khoa học bổ sung vào thành phần của vật liệu nhựa thông thường các loại phụ gia phân hủy sinh học, có khả năng thúc đẩy phân hủy sinh học của vật liệu (trong khoảng 2 năm thải bỏ).

 

BBPHSH Hydro (Hydro-biodagradable): là loại vật liệu phân hủy diễn ra chủ yếu nhờ vào quá trình thủy phân. Chúng được sản xuất từ các loại nguyên liệu thực vật như ngô, lúa mạch, khoai tây hay củ cải đường. Các loại bao bì này bị phân hủy chỉ trong khoảng 12 tuần, tạo thành CO2 và H2O.

         

Công nghệ sản xuất polyme phân hủy sinh học đang được phát triển mạnh tại nhiều nước. Tuy nhiên việc ứng dụng công nghệ tại nhiều quốc gia còn chậm, hoặc không đủ năng lực dẫn đến tình trạng vẫn sử dụng công nghệ lạc hậu, sản xuất ra những sản phẩm gây ô nhiễm môi trường... Để bảo vệ môi trường tốt hơn, các quốc gia cần đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sản xuất pokyme phân hủy sinh học nhằm bảo vệ môi trường và sức khỏe con người cùng nhau phát triển bền vững.

 

Theo các chuyên gia, Việt Nam cần áp dụng các chính sách và giải pháp hỗ trợ khuyến khích sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng BBPHSH dạng Oxo, Hydro- và BBPHSH từ nhựa sinh học; Ưu tiên lĩnh vực sản xuất, kinh doanh BBPHSH từ nhựa sinh học; Triển khai đồng bộ các biện pháp về hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, truyền thông và sử dụng bao bì giấy thay thế túi ni lông nhằm bảo vệ môi trường xanh, bền vững.

 

Công Du


Tin liên quan:

Tag:

| Mã Khác

Ý kiến bạn đọc :

<>

Quảng cáo

Về đầu trang